Phát hiện máu của loài vật có khả năng là "chìa khóa" chống Covid-19

Virus gây dịch bệnh Covid-19 là loại lây nhiễm từ động vật sang người, vì vậy, nhiều nhà khoa học cho rằng, có thể tìm thấy câu trả lời về cách chống lại loại virus này thông qua động vật.

Máu của lạc đà không bướu hay còn goi là Đà mã (Llama) đang được nhiều nhà khoa học đặt niềm tin là có thể giúp điều chề vắc xin ngăn ngừa Covid-19.

Các nhà khoa học đến từ Viện Công nghệ sinh học Vlaams tại Ghent (Bỉ) – một trong những viện nghiên cứu hàng đầu châu Âu, đã tìm thấy nhiều kháng thể trong máu của loài lạc đà không bướu. Theo Viện Công nghệ sinh học Vlaams, những kháng thể này có thể giúp chống lại Covid-19.

Những kháng thể trong máu của lạc đà không bướu đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc chống lại virus MERS và SARS – 2 loại virus có “họ hàng gần” với Covid-19.

Kháng thể được phát hiện trong máu của lạc đà không bướu nhỏ hơn rất nhiều so với kháng thể của người. Điều này làm tăng cơ hội phát triển công nghệ kháng thể nano, giúp tiêu diệt những loại virus có kích thước siêu nhỏ.

Trước đó, các nhà khoa học Mỹ tại Viện nghiên cứu Scripps đã tìm thấy trong cơ thể của loài lạc đà không bướu những kháng thể đặc biệt, mở ra hy vọng điều chế loại vắc xin chống lại tất cả các chủng virus cúm.

Vào năm 1989, một trường đại học ở Brussel, Bỉ đã phát hiện đặc tính đáng chú ý của kháng thể trong máu các loài lạc đà như lạc đà sa mạc, lạc đà không bướu và lạc đà Alpacas.

Kháng thể trong máu của lạc đà không bướu được hy vọng là có thể giúp điều chế vắc xin ngừa Covid-19 (ảnh: BBC)

Kháng thể trong máu của lạc đà không bướu được hy vọng là có thể giúp điều chế vắc xin ngừa Covid-19 (ảnh: BBC)

Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Hàn Quốc đăng trên tạp chí Cell Host và Microbe cho rằng, những con chồn bị nhiễm Covid-19 có phản ứng tương tự như ở người. Đây là phát hiện hữu ích để đánh giá hiệu quả của các loại thuốc đặc trị và vắc xin ngừa Covid-19.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hồng Kông thì đặt niềm tin vào loài chuột đồng Syria để phát triển vắc xin phòng chống Covid-19. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science cho thấy, 8 con chuột đã đồng đã sút cân, thở nhanh và cơ thể bị gù khi cho nhiễm Covid-19.

Theo WHO, hiện có khoảng 70 loại vắc xin phòng chống Covid-19 được phát triển trên toàn thế giới, trong đó, những ứng cử viên hàng đầu đến từ các công ty dược phẩm của Mỹ và Trung Quốc.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Chuyên gia hàng đầu Thụy Điển: Có thể xuất hiện miễn dịch cộng đồng vào tháng tới

Cố vấn y tế cao cấp cho chính phủ, “tác giả” của chiến lược chống dịch Covid-19 gây tranh cãi Thụy Điển – ông Anders...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – Daily Star ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN