Phát hiện 140 dấu chân khủng long tại di tích cung điện nổi tiếng Trung Quốc

Hôm thứ Sáu vừa qua (6.12), các nhà cổ sinh vật thông báo đã phát hiện ra nhiều hóa thạch dấu chân khủng long có từ thời kỷ Jura trong khu nghỉ mát mùa hè của các hoàng đế nhà Thanh tại miền bắc Trung Quốc.

Các dấu chân khủng long được phát hiện bên trong di tích Tị Thử Sơn Trang (Ảnh: N.C.N)

Các dấu chân khủng long được phát hiện bên trong di tích Tị Thử Sơn Trang (Ảnh: N.C.N)

Dấu chân của nhiều loài khủng long khác nhau đã được phát hiện trong quần thể di tích Tị Thử Sơn Trang ở khu vực Thừa Đức thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện hơn 140 dấu chân của các loài khủng long 3 ngón, với chiều dài trung bình 13,4 cm, cùng một số dấu vết giống của các loài chim cổ, và các dấu vết được cho là của loài brontosauris, có chiều dài 28,9 cm và chiều rộng 22,6 cm.

Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các nhà cổ sinh vật từ Trung Quốc, Mỹ và Úc.

“Phát hiện đã cho thấy tính đa dạng của các loài khủng long sinh sống trong khu vực, cung cấp nhiều tư liệu về sự tiến hóa của khủng long ở miền bắc Trung Quốc,” Ông Hình Lập Đạt, phó giáo sư tại Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc ở thủ đô Bắc Kinh, trưởng nhóm nghiên cứu, cho hay, “Một lượng lớn dấu chân vẫn được bảo quản rất tốt, và có giá trị lớn cho việc nghiên cứu hành vi, thói quen, môi trường sống của khủng long và sự thay đổi khí hậu vào thời điểm đó.”

Di tích lịch sử Tị Thử Sơn Trang ở Thừa Đức, Hà Bắc, Trung Quốc

Di tích lịch sử Tị Thử Sơn Trang ở Thừa Đức, Hà Bắc, Trung Quốc

Văn phòng di tích khu vực Thừa Đức hiện đang liên lạc với nhóm nghiên cứu của phó giáo sư Hình về cách bảo vệ vị trí có các dấu chân khủng long, và sử dụng chúng cho các mục đích giáo dục, du lịch và nghiên cứu khoa học.

Tị Thử Sơn Trang, hay còn gọi là Ly Cung, là một quần thể di tích cung điện ở Thừa Đức được xây dựng vào năm 1703 dưới thời nhà Thanh. Đây là nơi các hoàng đế thường đến nghỉ dưỡng, hoặc đón tiếp các nhà ngoại giao và thủ lĩnh các bộ lạc vào mùa hè.

Là một trong 4 lâm viên nổi tiếng nhất Trung Quốc và là một thắng cảnh cấp quốc gia, Tị Thử Sơn Trang và Ngoại Bát Miếu tại Thừa Đức đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1994.

Nguồn: [Link nguồn]

Loài thủy quái thời tiền sử dài 9 mét, lực cắn mạnh gấp 4,5 lần khủng long bạo chúa

Các nhà nghiên cứu đã khai quật được hóa thạch có niên đại lên tới 150 triệu năm tuổi của một loài thủy quái tiền...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - Tân Hoa Xã ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN