Phán quyết Biển Đông: Lý do Mỹ phản ứng dè chừng với TQ

Mặc dù hài lòng với phán quyết vụ kiện Biển Đông, Mỹ rơi vào một trạng thái tiến thoái lưỡng nan trong mối quan hệ với Philippines và Trung Quốc.

Phán quyết Biển Đông: Lý do Mỹ phản ứng dè chừng với TQ - 1

Phiên tòa quốc tế về tranh chấp Biển Đông tại Hà Lan

Vào ngày 12.7, phán quyết của Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) đã bác bỏ yêu sách ngang ngược của Trung Quốc ở phần lớn Biển Đông. Kể từ đó, đã có rất nhiều cuộc thảo luận về hệ quả pháp lý, phản ứng của Trung Quốc và quan điểm công chúng sau phán quyết.

Thế nhưng, phán quyết này sẽ khiến liên minh giữa Mỹ và Philippines đi đến đâu?

Mỹ đã ký một hiệp ước với Philippines về Phòng thủ chung vào năm 1951, cam kết giúp đỡ Manila nếu các lực lượng vũ trang Philippines bị tấn công. Hiệp ước không bao gồm các bãi cát ngầm và bãi đá ở Biển Đông, trong đó ghi rõ chỉ giúp bảo vệ "lãnh thổ lục địa" của Philippines và "khu vực Thái Bình Dương". Thế nhưng phán quyết tháng 7 đã đẩy Mỹ vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Phán quyết Biển Đông: Lý do Mỹ phản ứng dè chừng với TQ - 2

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc tiến gần tàu cá Philippines ở bãi cạn tranh chấp Scarborough (Ảnh: AP)

Cụ thể, vấn đề của Mỹ là Mỹ cần phải cương quyết đến mức nào trong việc cam kết với đồng minh. Trong trường hợp này, một sự cam kết mạnh mẽ của Mỹ với Philippines sẽ khiến Bắc Kinh tức giận, nhưng cam kết lỏng lẻo sẽ khiến Manila cảm thấy không được hỗ trợ.

Một vấn đề khác là việc liên minh với Philipines có thể rất tốn kém. Nếu Mỹ thể hiện cam kết mạnh mẽ với Philippines, có nguy cơ Mỹ sẽ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột không mong muốn với Trung Quốc. Nếu Philippines cảm thấy quá tự tin về những cam kết của Mỹ, Manila có thể cứng rắn hơn trong quan hệ với Trung Quốc, sẵn sàng có những động thái rủi ro, có thể dẫn đến một cuộc xung đột quân sự ở Biển Đông.

Ngược lại, nếu Manila nghi ngờ sự cam kết của Mỹ, Philippines có thể cảm thấy bị bỏ rơi. Nhưng việc này có thể hạn chế các hành vi nguy hiểm của Manila và khuyến khích sự thỏa hiệp, kết quả là giảm lo ngại của Washington về việc mắc kẹt trong xung đột Biển Đông.

Phán quyết Biển Đông: Lý do Mỹ phản ứng dè chừng với TQ - 3

Mỹ không muốn bị kéo vào xung đột Biển Đông (Ảnh minh hoạ)

Trong năm 2012, một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ nói thẳng thắn: "Tôi không nghĩ rằng chúng tôi sẽ cho phép Mỹ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột về đánh bắt hoặc về một bãi đá nào đó. Có đồng minh nghĩa là chúng ta có hiệp ước quốc phòng với họ, không cho phép họ kéo chúng ta vào một tình huống tranh chấp bãi đá. Đây là điều tôi nghĩ tất cả chúng tôi đều ủng hộ."

Phản ứng của Mỹ trước phán quyết Biển Đông được cho là thận trọng, không hề “hả hê” chiến thắng mặc dù kết quả nghiên về phía đồng minh Philippines. Phán quyết đã khiến Mỹ hài lòng, đặc biệt là về tự do hàng hải ở đường thủy chiến lược này. Nhưng một số bộ phận lại không hài lòng với những gì họ mô tả như là một phản ứng "thiếu lửa" và kêu gọi một chính sách quyết đoán hơn của Washington.

Phán quyết Biển Đông: Lý do Mỹ phản ứng dè chừng với TQ - 4

Mỹ bị chỉ trích là phản ứng thiếu lửa trước phán quyết Biển Đông

Vì vậy, đây chính là tình huống tiến thoái lưỡng nan của Washington. Phán quyết của tòa án cung cấp cho Manila đòn bẩy pháp lý và chính trị để thúc ép Mỹ hỗ trợ nhiều hơn, kiên quyết hơn nếu Philippines tìm cách thực thi phán quyết bằng cách đối đầu với Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough hoặc các khu vực khác mà Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp. Nhưng đây chính là những gì mà Mỹ không mong muốn: bị buộc phải công khai chọn phe và có thể bị lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự vì tranh chấp bãi đá.

Nếu Washington cam kết rõ ràng hơn với Manila, liệu điều này có khuyến khích Philippines chống lại Trung Quốc? Trong kịch bản này, có thể Mỹ sẽ bị kẹt trong một cuộc xung đột quân sự Philippines-Trung Quốc ở Biển Đông. Đồng thời, cam kết mạnh mẽ của Mỹ với Philippines sẽ không giúp ích gì cho quan hệ Mỹ-Trung Quốc, có thể khuyến khích Bắc Kinh tìm kiếm một giải pháp thỏa hiệp với Philippines.

Phán quyết Biển Đông: Lý do Mỹ phản ứng dè chừng với TQ - 5

Ông Fidel Ramos vừa được cử tới Hồng Kông hồi đầu tuần này để phá băng quan hệ với TQ

Cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos vừa được cử tới Hồng Kông hồi đầu tuần này để phá băng quan hệ và hy vọng thiết lập đàm phán trở lại với Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc phủ nhận phán quyết của tòa án, Bắc Kinh cũng đã bày tỏ sự sẵn sàng thương lượng. Washington sẽ hoan nghênh điều này bởi vì nó giảm nguy cơ mắc kẹt trong một cuộc xung đột Bắc Kinh-Manila. Nhưng mối quan hệ gần gũi hơn giữa Philippines-Trung Quốc có thể đặt ra những căng thẳng mới trong liên minh Hoa Kỳ-Philippines nếu Manila tự tạo khoảng cách với Washington.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - Washington Post ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN