Ông Biden nói tin không vui với Ukraine

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Trước khi lên chuyên cơ Air Force One tại Đức, ông Biden đã được hỏi liệu ông có thay đổi quan điểm về vấn đề Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga hay không.


Hệ thống M270 MLRS của Mỹ phóng tên lửa ATACMS. Ảnh: Wikipedia

Hệ thống M270 MLRS của Mỹ phóng tên lửa ATACMS. Ảnh: Wikipedia

Đài RT ngày 19/10 đưa tin, ông Biden nói rằng chính quyền Mỹ vẫn chưa đạt được đồng thuận về việc có cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa, do Mỹ và phương Tây cung cấp, để tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga hay không.

Tổng thống Mỹ đã làm rõ quan điểm của Nhà Trắng ngay trước khi lên chuyên cơ Air Force One tại sân bay quốc tế Berlin - Brandenburg ngày 18/10.

Khi được hỏi liệu ông có thay đổi quan điểm về vấn đề Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga hay không, ông Biden trả lời: “Hiện tại, vẫn chưa có sự đồng thuận cho việc sử dụng vũ khí tầm xa".

Một phóng viên sau đó hỏi Tổng thống Mỹ về điều gì cần xảy ra để Washington xem xét lại quan điểm này, ông Biden đáp: “Tôi không muốn suy đoán."

Ông Biden khẳng định rằng, dù chưa có sự đồng thuận để cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ Nga, Washington vẫn tiếp tục hỗ trợ Kiev. "Chúng tôi sẽ sát cánh cùng Ukraine. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng họ tiếp tục có đủ khả năng,” ông Biden nói với các phóng viên.

Tuyên bố của ông Biden được đưa ra 2 ngày sau khi Mỹ công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 425 triệu USD, bao gồm bổ sung tên lửa phòng không và tên lửa chống tăng, cũng như đạn pháo.

Trong bài phát biểu về “kế hoạch chiến thắng” trước quốc hội Ukraine trong tuần này, ông Zelensky một lần nữa kêu gọi Mỹ cho phép sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công vào lãnh thổ Nga và yêu cầu các đối tác quốc tế cung cấp tên lửa và máy bay không người lái “phù hợp”. Trước đó, Ukraine đã nộp danh sách mục tiêu (đã sửa đổi) cho việc sử dụng tên lửa ATACMS mà Mỹ cung cấp.

Washington cho đến nay vẫn từ chối cho phép Kiev sử dụng tên lửa ATACMS để tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga.

Moscow cảnh báo nhiều lần rằng việc gia tăng viện trợ quân sự cho Kiev sẽ chỉ khiến xung đột leo thang và kéo dài. Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 9 đã tuyên bố nếu Mỹ và phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa, điều đó có nghĩa là các nước NATO đang “tham chiến với Nga.”

Nguồn: [Link nguồn]

Trong khi Mỹ và một số nước phương Tây đã gửi cho Ukraine những vũ khí tầm xa thì Đức vẫn từ chối chuyển giao tên lửa tầm xa Taurus cho Kiev. Nguyên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tâm Hoa - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN