Người Nga "sống khỏe", ủng hộ ông Putin giữa bão trừng phạt

Sự kiện: Tin tức Nga

"Đối với nhiều người Nga, 6 tháng qua không có nhiều thay đổi: họ vẫn đi nghỉ ở nước ngoài, mua hàng hóa phương Tây, phàn nàn về lạm phát, xem TV và ủng hộ Tổng thống Putin", Reuters mô tả.

Nửa năm từ thời điểm khởi động chiến dịch quân sự ở Ukraine, nền kinh tế Nga đã tránh được một cuộc khủng hoảng như dự báo của các quốc gia phương Tây nhờ giá dầu và khí đốt neo ở mức cao, bất chấp các biện pháp trừng phạt chưa từng có do Mỹ và đồng minh áp đặt.

Cách đây vài tháng, Bộ Kinh tế Nga nêu kịch bản kinh tế nước này sẽ suy giảm 12% trong năm 2022, tức vượt quá mức sụt giảm những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã và trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 1988, thì nay, Bộ này dự báo mức giảm phát chỉ vào khoảng 4,2%, Reuters hôm nay (24/8) đưa tin.

Khu cao ốc tài chính ở Moscow nhìn từ Điện Kremlin. Ảnh: Getty Images

Khu cao ốc tài chính ở Moscow nhìn từ Điện Kremlin. Ảnh: Getty Images

Trong bản báo cáo cập nhật mới nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng bất ngờ khi kinh tế Nga dường như chống đỡ tốt hơn mong đợi. IMF dự báo GDP của Nga sẽ giảm chỉ khoảng 6%, cao hơn dự báo của Nga, nhưng thấp hơn nhiều mức kì vọng của phương Tây.

Nhà kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gourinchas của IMF đánh giá, dù kinh tế Nga tuột dốc, song cuộc suy thoái không hề tồi tệ. Ông Pierre-Olivier Gourinchas nhận định: "Ngân hàng Trung ương Nga và các nhà hoạch định chính sách của Nga đã ngăn chặn được cơn hoảng loạn ngân hàng cũng như các khủng hoảng tài chính khi các lệnh trừng phạt được áp dụng".

Từ tháng 3/2022, Mỹ và một số quốc gia đã cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga. Tuy nhiên, Moscow nhanh chóng định hình lại được bản đồ năng lượng ở châu Á nhờ chiến lược bán hàng với mức chiết khấu cao. Bước đi này giúp họ nhanh chóng trở thành nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất của Trung Quốc và lớn thứ 2 của Ấn Độ, hai trong nhóm 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Cộng với việc châu Âu chưa thể "cai" khí đốt Nga, Moscow vẫn đang thu lợi hàng trăm triệu USD mỗi ngày nhờ xuất khẩu khí đốt sang nửa kia của châu Âu. Tổng doanh thu từ xuất khẩu năng lượng dự kiến mang về hơn 337,5 tỷ USD cho Nga trong năm 2022.

Sau ít tuần biến động, giá đồng ruble Nga đã ổn định trở lại. Ảnh: AlJazeera

Sau ít tuần biến động, giá đồng ruble Nga đã ổn định trở lại. Ảnh: AlJazeera

Giống như các quốc gia khác ở châu Âu, người Nga cũng đang đối mặt tình trạng lạm phát cao. Hồi tháng 4/2022, lạm phát tăng lên mức cao nhất 20 năm là 17,8%, thời điểm đồng ruble sụt giảm kỉ lục so với USD. Nhờ ứng phó sớm và hiệu quả, đồng ruble Nga đã tăng giá nhanh chóng, đẩy dự báo lạm phát cả năm 2022 về ngưỡng 13,4%.

Lạm phát tăng kéo giá cả leo thang. Các số liệu chính thức cho thấy giá tiêu dùng đã tăng khoảng 10,7% trong những tháng đầu năm, nhiều hơn mức 4,7% của năm ngoái. Ngoại trừ một số mặt hàng tăng giá mạnh như giấy vệ sinh tăng 27%, ô tô sản xuất ở nước ngoài tăng 39%..., các mặt hàng thiết yếu khác tăng vừa phải nhờ việc Nga đảm bảo được nguồn cung trong nước.

Để trợ giúp người dân ứng phó lạm phát, Nga đã khẩn trương tăng 10% lương hưu và lương tối thiểu. Với giá dầu mỏ và giá khí đốt cao, Nga có nguồn thu để làm như vậy. Reuters mô tả giá năng lượng cao giúp Moscow "hiện thực hóa cam kết của Tổng thống Vladimir Putin về việc giảm đói nghèo và bất bình đẳng".

Bên cạnh đó, dù một số tập đoàn lớn của phương Tây dừng hoạt động ở Nga, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin cách đây một tuần khẳng định, khoảng 77% doanh nghiệp nước ngoài vẫn đang hoạt động bình thường trên lãnh thổ nước này.

Star Coffee, thương hiệu thay thế Starbucks, đang làm ăn tốt tại Nga. Ảnh: Getty Images

Star Coffee, thương hiệu thay thế Starbucks, đang làm ăn tốt tại Nga. Ảnh: Getty Images

Sự rời đi của một số tập đoàn lớn cùng rào cản từ các lệnh trừng phạt khiến người Nga không thể tiếp cận một số mặt hàng. Nhiều người phàn nàn về tình trạng thiếu phụ tùng ô tô do các hãng xe không bán hàng ở Nga nữa, còn nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Nga Avtovaz phải giảm sản lượng do thiếu linh kiện.

Thế nhưng trong một vài lĩnh vực, hạ tầng, hệ thống của những doanh nghiệp rời đi lại giúp một số doanh nhân Nga hưởng lợi. Không khó để bắt gặp hình ảnh những cửa hiệu Stars Coffee đông khách thay thế thương hiệu Starbucks ở Moscow hay những quán ăn nhanh McDonald’s hoạt động bình thường với tên mới: "Vkusno i tochka" (Ngon tuyệt, vậy thôi!).

Reuters trích dẫn số liệu của hãng thống kê Eikon cho hay, Nga có tỷ lệ thất nghiệp chỉ 3,9% vào tháng 6/2022, thấp nhất từ khi bắt đầu thống kê vào năm 1992. Điều đó có nghĩa là phần lớn các doanh nghiệp tại Nga vẫn đang hoạt động bình thường.

"Mọi người vẫn thư giãn, đi ăn, đi chơi, tiêu tiền như trước đây", Reuters dẫn lời một công dân 33 tuổi ở Moscow có tên Emil phát biểu. "Tôi không nghĩ rằng chúng tôi mới là những người sẽ phải trải qua một mùa Đông lạnh giá".

Như châu Âu nhiều lần khẳng định, chiến sự vẫn chưa kết thúc, các lệnh trừng phạt chắc chắn không được dỡ bỏ. Khi đó, cuộc cạnh tranh sức bền giữa Nga và phương Tây sẽ tiếp tục diễn ra. 

Trong khi nhiều chính phủ ở phương Tây đau đầu xoa dịu sự bất mãn của người dân với tình trạng giá cả leo thang, thì tại Nga, theo kết quả thăm dò của Trung tâm Levada, một tổ chức thăm dò dư luận độc lập, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Vladimir Putin là 83% hồi tháng 7/2022, tăng 10% so với tháng 2/2022.

Một số quốc gia châu Âu gần đây đang tìm cách áp đặt thêm biện pháp trừng phạt Nga, bao gồm một lệnh cấm nhập khẩu với công dân Nga, song biện pháp này không được phần lớn các nước châu Âu ủng hộ. "Đối với nhiều người Nga, 6 tháng qua không có nhiều thay đổi: họ vẫn đi nghỉ ở nước ngoài, mua hàng hóa phương Tây, phàn nàn về lạm phát, xem TV và ủng hộ Tổng thống Putin", Reuters mô tả.

Xuất khẩu từ EU sang Nga tăng

EU xuất khẩu sang Nga 4,45 tỷ Euro hàng hóa trong tháng 6. Ảnh: RT

EU xuất khẩu sang Nga 4,45 tỷ Euro hàng hóa trong tháng 6. Ảnh: RT

RT tuần trước dẫn dữ liệu từ Cơ quan thống kê châu Âu Eurostat cho hay, giá trị hàng hóa xuất khẩu từ EU sang Nga tăng 18% trong tháng 6 so với tháng 5, đạt 4,45 tỷ Euro (4,57 tỷ USD), đánh dấu tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu sang Nga tăng, sau mức thấp nhất được ghi nhận là 2,78 tỷ Euro hồi tháng 4.

Con số này được mô tả là thấp hơn mức 7,21 tỷ Euro ghi nhận tháng 6/2021 do khoảng 28% hàng hóa xuất khẩu của EU sang Nga chịu tác động của các lệnh trừng phạt, song nó cho thấy mối quan hệ thương mại giữa hai bên vẫn được duy trì.

Theo RT, thiết bị công nghiệp giữ vị trí là mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất của EU sang Nga, tháng 6 đạt 1,12 tỷ Euro, tăng 21% so với tháng 5. Xuất khẩu thuốc cũng tăng 6%, lên 791 triệu Euro so với tháng trước và tăng so với cùng kỳ năm ngoái là 31,5%. Thuốc hiện là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của EU sang Nga.

Nguồn: [Link nguồn]

Khảo sát mới về mức độ người dân Nga tin tưởng ông Putin

Mức độ tin tưởng của người dân Nga với ông Putin đã giảm 1,3% trong tuần nhưng vẫn ở mức rất cao, theo kết quả khảo sát mới được công bố của Trung tâm Nghiên cứu Dư...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiện Nhân ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN