Người bị ong đốt, thi thể treo trên núi Sơn La: Gặp phải loài nguy hiểm nhất rừng rậm ĐNA

Hầu hết ong mật rất hiền, nhưng loài khiến người đàn ông tử vong sau khi bị tấn công bất ngờ là loài duy nhất hung dữ. 

Video: Tạo sóng, cách phòng thủ độc đáo của loài ong mật khổng lồ. Nguồn: BBC

Chiều 2/5, một vụ việc thương tâm xảy ra với một người đàn ông 32 tuổi trèo lên vách núi lấy mật ong, tại địa phận xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. .

Do vị trí tổ ong ở trên lưng chừng vách núi nên người đàn ông đã dùng dây thừng cột một đầu cố định trên đỉnh núi sau đó buộc dây vào người, tiếp cận tổ ong từ vị trí lơ lửng bên vách núi.

Dù đã mặc quần áo bảo hộ, nhưng do khát nước, người đàn ông mở mũ chụp định uống nước thì bất ngờ bị đàn ong khoái xông tới đốt. Khi được cứu xuống và bàn giao cho gia đình, nạn nhân đã tử vong.

Người đàn ông bị ong đốt treo lơ lửng trên vách núi. Ảnh: Người Lao Động

Người đàn ông bị ong đốt treo lơ lửng trên vách núi. Ảnh: Người Lao Động

Theo trang Featured Creatures (Mỹ), ong khoái (Apis dorsata) được mô tả là một trong những loài nguy hiểm nhất ở các khu rừng rậm Đông Nam Á vì hành vi phòng thủ hung hãn của chúng. 

Chúng còn được gọi là ong mật khổng lồ Đông Nam Á vì thường xuất hiện ở khu vực này và Nam Á. 

Ong khoái thường làm tổ lộ thiên ở những nơi cao và khó tiếp cận như các cành cây dày hoặc dưới vách núi đá hay thậm chí là trên gờ các tòa nhà cao tầng. Tổ của chúng thường thẳng đứng, treo lủng lẳng, có thể dài tới 1,5 mét và cao 0,7 mét. 

Ảnh: Nature Picture Library

Ảnh: Nature Picture Library

Ảnh: Simon Croson

Ảnh: Simon Croson

Các tổ ong khoái thường được bao phủ bởi số lượng lớn ong thợ, có thể lên tới 10 vạn con. Ong thợ xếp chồng thành nhiều lớp dày đặc, tạo thành "hàng rào" bảo vệ cho mật ong và ấu trùng. "Hàng rào" nhiều lớp này đủ hiệu quả để bảo vệ tổ ong ngay cả khi có mưa to, gió lớn. 

Ong khoái được coi là loài hung dữ nhất trong số các loài ong mật. "Vũ khí" chính của loài này là chiếc ngòi dài 3 mm, có thể dễ dàng xuyên qua quần áo, thậm chí là cả lớp lông dày của loài gấu. Khi ong khoái đốt (chích) nọc độc được bơm vào da đối phương, tạo ra một vết đốt đau đớn. 

Nếu bị ong khoái đốt với số lượng lớn và không được kịp thời cứu chữa, nạn nhân có thể tử vong do suy gan, suy thận cấp và nhiễm trùng máu.

Một con ong khoái trưởng thành. Ảnh: Flickr

Một con ong khoái trưởng thành. Ảnh: Flickr

Ong khoái có một phương pháp phòng thủ độc đáo để ngăn chặn những kẻ săn mồi tấn công tổ lộ thiên của chúng. Một con ong thợ được báo động nguy hiểm sẽ bay trở lại tổ và, với chiếc ngòi lộ ra, con ong sẽ đi theo hình dích dắc dọc theo các "hàng rào" ong bảo vệ tổ.  

Đám ong thợ sau đó sẽ di chuyển xuống phần dưới tổ ong tạo ra những tiếng kêu cảnh báo. Hành động này không chỉ là bước chuẩn bị để những con ong thợ tấn công mối đe dọa mà còn làm cho tổ ong trông to hơn. Phương pháp này khá hiệu quả với kẻ săn mồi là loài chim. 

Ong khoái còn sử dụng một biện pháp phòng thủ rất độc đáo khác đó là tạo sóng. Hãy tưởng tượng những làn sóng người tại các sân vận động bóng đá. Biện pháp này của ong khoái cũng tương tự như vậy. Một con ong sẽ nhấc phần bụng của nó lên và những con khác sẽ làm theo, tạo ra những lớp sóng ảo diệu. Phương pháp này rất hiệu quả khi đối phó với các mối đe dọa như ong bắp cày, chim, hay động vật có vú. 

Người bị ong đốt, thi thể treo trên núi Sơn La: Gặp phải loài nguy hiểm nhất rừng rậm ĐNA - 5

Cơ chế phòng thủ tạo sóng của đàn ong khoái. Ảnh: BBC

Theo chia sẻ của Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, trong trường hợp bị ong đốt, cần thực hiện các biện pháp sơ cứu như: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có ong; Dùng kẹp nhổ tóc để nhổ, hoặc dùng cạnh sắc của miếng bìa, thẻ tín dụng, thẻ điện thoại,...để gạt và lấy ngòi ong ra (nếu là ong mật và số lượng vết đốt ít); Cho bệnh nhân uống đủ nước; Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để khám.

Ngoài ra, khi thấy người bị ong đốt, phải gọi cấp cứu và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất ngay nếu: Số lượng vết đốt nhiều (từ 10 nốt trở lên); Ong vò vẽ, ong bắp cày, ong rừng đốt; Bị đốt vào các vùng mặt, cổ, miệng, họng (có thể gây tắc thở hoặc mù mắt);  Nạn nhân có biểu hiện khó chịu như đau nhiều, sưng nề vùng bị đốt, Mẩn ngứa, khó thở, mệt nhiều, tiểu ít, vàng mắt, vàng da...

Để không bị ong đốt, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai khuyên mọi người không kích động hoặc trêu ong, không làm tổn thương ong (sẽ tiết ra chất báo động đàn ong bay tới).

Ngoài ra, khi đi vào rừng, mọi người nên tránh mặc quần áo sáng màu, màu sặc sỡ hoặc không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm,... có mùi thơm và ngọt. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín nếu có thể.

Nếu ong bay đến, không nên chạy, chỉ cần đứng hoặc ngồi im và không cử động.

Nguồn: [Link nguồn]

Ếch to như trẻ sơ sinh, khiến người dân đảo quốc Thái Bình Dương bị sốc

Người dân quần đảo Solomon đã bắt được con ếch khổng lồ, thuộc một trong những loài ếch lớn nhất hành tinh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN