Nga: Sinh vật 14.000 năm vẫn nguyên vẹn như lúc sống, phát hiện bất ngờ trong ruột

Sự kiện: Tin tức Nga

Các nhà khoa học đã lấy mẫu xét nghiệm ADN từ xác sinh vật sống ở Kỷ Băng Hà và kết quả cho thấy đó không phải là sư tử núi như dự đoán ban đầu mà là một sinh vật cổ khác.

Xác sinh vật đầy lông sống ở Kỷ Băng Hà vẫn được giữ gần như nguyên vẹn cho tới ngày nay ở vùng băng giá Siberia, Nga. Ảnh: Centre for Palaeogenetics

Xác sinh vật đầy lông sống ở Kỷ Băng Hà vẫn được giữ gần như nguyên vẹn cho tới ngày nay ở vùng băng giá Siberia, Nga. Ảnh: Centre for Palaeogenetics

Hãng CNN hôm 17/8 đưa tin, các nhà nghiên cứu Nga lần đầu tiên khai quật xác sinh vật đầy lông - được cho là chó hoặc chó sói cổ đại sống cách đây 14.000 năm - từ một địa điểm ở Tumat, thuộc vùng Siberia, Nga năm 2011.

Bên trong ruột của sinh vật 14.000 năm là một mảng mô đặc biệt có dính lông. Lúc đầu, các nhà khoa học cho rằng mảng mô này thuộc về một con sư tử núi vì phần lông màu vàng mịn. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm của các chuyên gia tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Stockholm lại cho ra kết quả bất ngờ.

Mảng mô bên trong ruột con chó sói cổ đại. Ảnh: Centre for Palaeogenetics

Mảng mô bên trong ruột con chó sói cổ đại. Ảnh: Centre for Palaeogenetics

"Kết quả xét nghiệm ADN cho thấy mảng mô không phải của một con sư tử núi", Love Dalen, giáo sư di truyền học tiến hóa tại Trung tâm Palaeogenetics - đơn vị liên kết giữa Đại học Stockholm (Thụy Điển) và Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên Thụy Điển, chia sẻ với CNN.

"Chúng tôi có một cơ sở dữ liệu tham chiếu và ADN ty thể của tất cả động vật có vú. Vì vậy, chúng tôi đã kiểm tra dữ liệu và kết quả thu được là rất bất ngờ. Mảng mô đó thuộc về một con tê giác lông cổ đại", Dalen cho hay.

"Đó là điều hoàn toàn chưa từng có. Theo kiến thức của tôi, không có loài ăn thịt nào ở Kỷ Băng Hà được phát hiện có mảng mô của sinh vật khác bên trong ruột như trường hợp này", Dalen nói thêm.

Sau khi xác định niên đại bằng đồng vị carbon trên mảng mô, các chuyên gia cho biết mảng mô thuộc về một con tê giác lông mượt sống cách đây khoảng 14.400 năm.

Xác của một con tê giác lông mượt được bảo quản gần như nguyên vẹn so với lúc còn sống. Ảnh: Albert Protopopov

Xác của một con tê giác lông mượt được bảo quản gần như nguyên vẹn so với lúc còn sống. Ảnh: Albert Protopopov

"Con chó sói có niên đại khoảng 14.000 năm, trong khi loài tê giác lông mượt đã tuyệt chủng đúng vào khoảng thời gian đó. Vì vậy, nhiều khả năng, con chó sói cổ đại đã ăn thịt một trong những con tê giác lông mượt cuối cùng còn sót lại", giáo sư di truyền học tiến hóa tại Trung tâm Palaeogenetics nhận định.

Các nhà khoa học không biết bằng cách nào sinh vật lông lá có thể ăn thịt được con tê giác cổ đại có thân hình to hơn nó gấp nhiều lần.

Edana Lord, một nghiên cứu sinh tại Trung tâm Palaeogenetics, chia sẻ với CNN rằng tê giác cổ đại có kích thước tương đương, thậm chí lớn hơn loài tê giác trắng ngày nay. Vì vậy, khả năng con chó sói cổ đại giết chết đối thủ to lớn khó xảy ra.

Con chó sói cổ đại chết ngay sau khi ăn thịt tê giác lông mượt. Ảnh: CNN

Con chó sói cổ đại chết ngay sau khi ăn thịt tê giác lông mượt. Ảnh: CNN

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện, con chó sói cổ đại chết ngay sau khi ăn thịt con tê giác lông mượt.

"Con chó sói cổ đại chết ngay sau khi ăn thịt tê giác cổ đại vì ruột của nó tiêu hóa chưa tốt. Chúng tôi vẫn chưa biết liệu sinh vật này có phải một con chó sói non hay trưởng thành. Có các khả năng như: Con chó sói con tìm thấy xác một con tê giác cổ đại hoặc con chó sói trưởng thành ăn thịt một con tê giác con. Và trong lúc đang xé xác con mồi, chó sói đã bị tê giác mẹ tấn công", CNN dẫn lời Dalen cho hay.

Nguồn: [Link nguồn]

Sinh vật cổ đại Siberia sống lại, hoạt động sau 42.000 năm đóng băng

Loài sâu cổ đại sống lại sau 42.000 năm chôn vùi dưới lớp băng vĩnh cửu hứa hẹn giúp các nhà khoa học đạt bước tiến...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN