Mỹ tuyên bố sẽ điều tra WHO vì cách phản ứng trong dịch Covid-19

Ngày 8.4, tiến sĩ Deborah Birx – điều phối viên phản ứng với dịch bệnh Covid-19 của Nhà Trắng, cho biết, Mỹ sẽ mở cuộc điều tra liên quan đến vấn để xử lý đại dịch của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trước khi đưa ra quyết định có nên cắt tiền tài trợ cho tổ chức này hay không.

“Chúng tôi sẽ tiến hành điều tra phản ứng của WHO từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát và cả những vấn đề đã xảy ra trước đó”, bà Deborah Birx trả lời phỏng vấn của kênh ABC News.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng cáo buộc WHO đã thiên vị Trung Quốc và đưa ra những khuyến cáo sai lầm trong dịch Covid-19. Ông Trump cũng dọa sẽ cắt khoản tài trợ cho WHO sau khi cáo buộc tổ chức này “coi Trung Quốc là trung tâm của các phản ứng”.

WHO bắt đầu gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự bùng phát của dịch bệnh tại Trung Quốc từ giữa tháng 1.

Ngày 11.3, WHO chính thức tuyên bố Covid-19 là đại dịch sau khi virus lây lan ra khắp thế giới trừ Nam Cực.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nghi ngờ WHO thiên vị Trung Quốc trong phản ứng với Covid-19 (ảnh: ABC News)

Tổng thống Mỹ Donald Trump nghi ngờ WHO thiên vị Trung Quốc trong phản ứng với Covid-19 (ảnh: ABC News)

“Trong lịch sử Mỹ cũng như WHO, đã có những lúc chúng tôi phải thực hiện những cuộc điều tra chuyên sâu. Khi Tổng thống nói có thể cắt tài trợ, tôi nghĩ rằng ông ấy cũng muốn tiến hành một cuộc điều tra về những gì đã xảy ra (tại WHO) từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát cho đến nay.

WHO đã nhận được tiền (của Mỹ) từ năm ngoái. Đây là cam kết bắt buộc hằng năm của chúng tôi với WHO. Ngoài ra, chúng tôi cũng thực hiện một số cam kết tự nguyện như tài trợ thêm cho WHO để đối phó với HIV, bệnh lao, sốt rét”, bà Birx cho biết.

Mỹ là quốc gia đóng góp tài chính lớn nhất cho WHO kể từ khi tổ chức này thành lập.

Ở một diễn biến khác, sau khi bị ông Trump cáo buộc thiên vị Trung Quốc, trong cuộc họp báo mới nhất, người đại diện của WHO đã phủ nhận điều này.

WHO nhấn mạnh, thời gian sắp tới là giai đoạn quan trọng trong đối phó với dịch bệnh và đây không phải là lúc nói đến việc cắt tài trợ.

Năm 2019, Mỹ đã đóng góp cho WHO hơn 400 triệu đô la, Trung Quốc đóng góp 44 triệu đô la.

“Chúng ta đang ở trong giai đoạn quan trọng của đại dịch, vì thế đây không phải là lúc để cắt tiền tài trợ”, ông Hans Kluge – Giám đốc khu vực châu Âu của WHO, phát biểu.

Mỹ cho biết sẽ mở cuộc điều tra WHO (ảnh: ABC News)

Mỹ cho biết sẽ mở cuộc điều tra WHO (ảnh: ABC News)

Tiến sĩ Bruce Aylward, cố vấn cao cấp của Tổng giám đốc WHO cũng giải thích rằng, việc WHO phải làm việc nhiều với Trung Quốc là do những thông tin được cung cấp bởi chính quyền Bắc Kinh rất quan trọng để đánh giá về dịch bệnh.

“Một điều rất quan trọng khi đối phó với dịch bệnh là nắm được thông tin đầy đủ về mọi vấn đề. Chúng tôi phải làm việc nhiều với Trung Quốc để có được điều này. Chúng tôi cũng làm việc với cả những quốc gia khác chứ không riêng gì Trung Quốc”, ông Bruce Aylward giải thích.

“WHO đã làm hỏng chuyện. Vì vài lý do nào đó, tổ chức này nhận được phần lớn tiền tài trợ từ Mỹ nhưng lại nghiêng về Trung Quốc. Thật may mắn, tôi đã bác bỏ lời khuyên của họ về việc duy trì không hạn chế đi với Trung Quốc trước đó. Tại sao họ lại đưa ra khuyến nghị sai lầm như vậy?”, ông  Trump đăng trên Twitter.

Giải thích cho vấn đề này, ông Bruce Aylward cho rằng, khuyến nghị trên của WHO không có gì sai khi Trung Quốc đã làm việc rất chăm chỉ để xác định và phát hiện sớm các trường hợp nhiễm Covid-19.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Tình trạng khẩn cấp vì Covid-19 ở Nhật Bản: Quá muộn và ít hiệu quả?

Một số chuyên gia y tế cho rằng, việc Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì dịch Covid-19 hôm 7.4 đã là quá muộn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam - Reuters ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN