Mỹ ồ ạt tăng sức ép lên Trung Quốc

Sự kiện: Tin tức Mỹ

Thượng viện Mỹ ngày 27-5 ủng hộ Dự luật Cạnh tranh và Đổi mới Mỹ 2021 (USICA) trị giá 250 tỉ USD nhằm củng cố năng lực cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc.

Phiên tranh luận USICA kết thúc với 68 phiếu thuận và 30 phiếu chống, cho phép dự luật này tiếp tục được xem xét. Hiện vẫn chưa rõ thời điểm diễn ra cuộc bỏ phiếu cuối cùng về USICA ở Thượng viện. Các nhà lập pháp tiếp tục thảo luận kín về những bước đi tiếp theo vào tối 27-5 (giờ địa phương).

Nếu được Thượng viện thông qua, USICA còn phải nhận được sự chấp thuận của Hạ viện để được trình lên Nhà Trắng cho Tổng thống Joe Biden ký ban hành luật.

Lãnh đạo phe đa số (Dân chủ) Thượng viện Mỹ Chuck Schumer khẳng định Mỹ chi chưa đến 1% tổng sản phẩm nội địa (GDP) vào nghiên cứu khoa học cơ bản, thấp hơn một nửa so với Trung Quốc.

"Chúng ta phải rất cẩn trọng để tránh nguy cơ tụt hậu so với phần còn lại của thế giới ở những công nghệ và ngành công nghiệp định hình thế kỷ tiếp theo" – ông Schumer nói.

Lãnh đạo phe đa số (Dân chủ) Thượng viện Mỹ Chuck Schumer. Ảnh: Reuters

Lãnh đạo phe đa số (Dân chủ) Thượng viện Mỹ Chuck Schumer. Ảnh: Reuters

Nếu được ký thành luật, USICA sẽ phê duyệt khoảng 190 tỉ USD cho các điều khoản nhằm củng cố lĩnh vực công nghệ chung của Mỹ, bên cạnh 54 tỉ USD nhằm gia tăng năng lực sản xuất chất bán dẫn, vi mạch và thiết bị viễn thông.

Ngoài ra, USICA còn nhằm chống lại ảnh hưởng toàn cầu gia tăng của Bắc Kinh thông qua ngoại giao, cụ thể là bằng cách hợp tác với các đồng minh và tăng cường tham gia vào các tổ chức quốc tế.

Trong lúc USICA được cân nhắc, Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua một tu chính án với 91 phiếu thuận và 4 phiếu chống nhằm chống lại điều họ mô tả là các hành vi chống cạnh tranh thương mại của Trung Quốc, cũng như nhằm cấm cửa những sản phẩm bị xác định là sản xuất thông qua lao động cưỡng ép.

Cũng trong ngày 27-5, Mỹ kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiến hành giai đoạn 2 của cuộc điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19.

Chợ hải sản Hoa Nam, TP Vũ Hán - Trung Quốc, là nơi phát hiện những ca Covid-19 đầu tiên. Ảnh: Reuters

Chợ hải sản Hoa Nam, TP Vũ Hán - Trung Quốc, là nơi phát hiện những ca Covid-19 đầu tiên. Ảnh: Reuters

Cuộc điều tra ban đầu của WHO là "chưa đủ và chưa thể kết luận", phái đoàn Mỹ tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) khẳng định. Nhằm đảm bảo tính minh bạch, phái đoàn Mỹ tại LHQ yêu cầu Trung Quốc trao cho các nhà điều tra độc lập quyền tiếp cận 100% đối với mọi dữ liệu và mẫu vật liên quan đến Covid-19.

Trước đó, vào tháng 1 và tháng 2, nhóm điều tra độc lập do WHO dẫn đầu đến TP Vũ Hán và làm việc cùng các nhà nghiên cứu Trung Quốc. Sau cuộc điều tra kéo dài 4 tuần, họ khẳng định trong một báo cáo được công bố vào tháng 3 rằng virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 có thể lây từ dơi sang người thông qua một loài vật khác. Báo cáo cho rằng giả thuyết virus xuất phát từ phòng thí nghiệm Trung Quốc là "cực kỳ khó xảy ra".

Dù vậy, Tổng thống Joe Biden hôm 26-5 yêu cầu cộng đồng tình báo Mỹ tiếp tục tìm kiếm câu trả lời về nguồn gốc Covid-19, sau khi xuất hiện thông tin các nhà nghiên cứu ở Viện Virus học Vũ Hán của Trung Quốc đổ bệnh và phải nhập viện vào tháng 11-2019, một tháng trước khi Covid-19 khởi phát tại thành phố này.

Nguồn: [Link nguồn]

NI: ”Cơn ác mộng với Nga, Trung Quốc” sẽ chỉ xuất hiện ở Mỹ vào năm 2030

Loại oanh tạc cơ được tuyên bố là "cơn ác mộng" với Nga – máy bay B-21, sẽ chỉ xuất hiện ở Mỹ vào năm 2030.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Cao Lực ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN