Lý giải xu hướng "đi ngược" của đại dịch COVID-19 tại Nhật Bản

Trong khi nhiều nước châu Á đang chứng kiến sự gia tăng trở lại về số ca COVID-19, tình hình dịch bệnh tại Nhật Bản lại có xu hướng "đi ngược".

Trong khi nhiều quốc gia đang vật lộn với làn sóng bùng phát dịch COVID-19 mới, số ca mắc trong ngày tại Nhật Bản lại theo xu hướng "đi ngược" khi giảm thấp và thậm chí gần như không có ca tử vong. Reuters nhận định ngoài Trung Quốc, Nhật Bản là nên kinh tế lớn duy nhất có số ca mắc COVID-19 mới trong ngày ở khoảng 100 ca/ngày. 

Hàn Quốc, dù có tỷ lệ bao phủ vaccine tương đương, thì lại đang trải qua những ngày tồi tệ với số ca mắc COVID-19 cao kỷ lục. Tại Singapore, số ca mắc trong ngày được duy trì ở một mức độ còn Australia cũng đang chứng kiến sự gia tăng thời gian gần đây sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế. 

Số ca mắc và tử vong do COVID-19 giảm mạnh dù châu Á đang chứng kiến làn sóng dịch bệnh mới ở nhiều nơi. Ảnh: Reuters

Số ca mắc và tử vong do COVID-19 giảm mạnh dù châu Á đang chứng kiến làn sóng dịch bệnh mới ở nhiều nơi. Ảnh: Reuters

Một giả thuyết được đưa ra để giải thích cho xu hướng "đi ngược" này là loại biến thể SARS-CoV-2 chiếm ưu thế ở Nhật Bản đã tiến hóa theo cách làm mất khả năng tái tạo. Ông Ituro Inoue, giáo sư tại Viện Di truyền Quốc gia Nhật Bản, cho biết rằng biến thể phụ của Delta, được gọi là AY.29, hiện nay có thể giúp người dân có một số khả năng miễn dịch.

Cụ thể, ông nhận xét: "Tôi cho rằng AY.29 có thể đang bảo vệ chúng tôi khỏi các biến thể khác. Nhưng tôi không chắc chắn 100% với giả thuyết này".

Paul Griffin, một giáo sư tại Đại học Queensland, cho biết sự khác biệt về tải trọng virus giữa các quốc gia là do sự kết hợp phức tạp của thời tiết, mật độ dân số và các chiến lược chống đại dịch khác nhau. Ông Griffin trao đổi: "Chúng ta cần cố gắng và học hỏi từ các quốc gia khác nhau nhưng chúng ta không nên hy vọng sẽ có chung một kết quả bởi mỗi quốc gia đều có những sự khác biệt".

Ông nói thêm: "Một vài quốc gia đã áp dụng các biện pháp chiến lược song song với tiêm vaccine ngừa COVID-19, cho dù đó là các biện pháp đơn giản như vệ sinh tay, đeo khẩu trang, giãn cách xã hội. Các biện pháp này có thể là bắt buộc hoặc dựa trên hình thức tự nguyện".

Khác với các nước, Nhật Bản chưa bao giờ áp dụng các biện pháp phong toả triệt để, mạnh tay. Nhưng đồng thời, nước này cũng chưa bao giờ từ bỏ các biện pháp phòng dịch cơ bản hay nới lỏng hạn chế nhập cảnh cho đến khi có vaccine. 

Ông Kazuaki Jindai, nhà nghiên cứu của Đại học Tohoku: "Việc đeo khẩu trang và sử dụng dung dịch vệ sinh tay vẫn được duy trì và là các biện pháp quan trọng. Vaccine được coi là yếu tố quan trọng nhưng không phải là biện pháp duy nhất".

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng xu hướng "đi ngược" của COVID-19 tại Nhật Bản chỉ là vấn đề về thời gian. Trong đó, Nhật Bản triển khai tiêm chủng khá chậm so với những nước đang phát triển khác nên đến thời điểm hiện tại, vaccine vẫn còn hiệu lực tốt. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu chỉ ra sự bùng phát của dịch COVID-19 còn có xu hướng theo mùa, số ca bệnh thường sẽ giảm trong khoảng 2 tháng trước khi tăng trở lại. Điều này đã được chứng kiến ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Lý giải xu hướng "đi ngược" của đại dịch COVID-19 tại Nhật Bản - 2

Nhật Bản vẫn thận trọng với tình hình dịch bệnh khi mùa đông đang tới. Ảnh: Reuters

Theo đó, khi mùa đông đang tới, Thủ tướng Fumio Kishida đã có những biện pháp cứng rắn để ngăn chặn sự trở lại của dịch bệnh. Ông đã ra lệnh đóng cửa biên giới vào tuần trước khi biến thể Omicron được phát hiện. Thủ tướng Kishida nói rằng điều quan trọng là phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. 

Đồng thời, các chiến dịch tiêm mũi 3 tại Nhật Bản cũng bắt đầu vào tuần trước và chính phủ đã tăng công suất bệnh viện hơn 30% kể từ khi một số bệnh nhân tử vong tại nhà trong đợt bùng phát dịch thứ 5 hồi tháng 8 vừa qua, đợt bùng phát dịch tồi tệ nhất. 

Nhà nghiên cứu Jindai hoan nghênh những sự chuẩn bị đó nhưng bày tỏ sự lo lắng cách thức các biện pháp này được thực hiện và liệu Nhật Bản có thể quản lý dữ liệu chăm sóc sức khỏe của mình, vốn là một điểm yếu, hay không.

Ông Jindai nhận xét: "Nếu các giường trong các phòng chăm sóc đặc biệt ICU đã đầy, điều đó có nghĩa là tất cả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở cấp thấp hơn sẽ bị ảnh hơn. Cho đến khi chúng ta làn sóng dịch thứ 6 xuất hiện, chúng ta không thể chắc chắn liệu những biện pháp đó có hiệu quả hay không". 

Nguồn: [Link nguồn]

Covid-19: Số ca nhiễm giảm đột ngột ở nơi phát hiện biến thể Omicron đầu tiên

Một tỉnh ở Nam Phi, được coi là vùng tâm dịch bùng phát biến thể Omicron, có số ca nhiễm Covid-19 giảm trong 4 ngày liên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Minh Hạnh ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN