Liều thuốc cho cuộc khủng hoảng

Một số chuyên gia cho rằng việc Ukraine chấp nhận trung lập và không tham gia NATO có thể mang tới hoà bình cho nước này và có lợi cho an ninh khu vực. Trung lập là liều thuốc chữa bách bệnh để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện tại.

Trong luật quốc tế, trung lập có nghĩa là nghĩa vụ của một quốc gia - được thực hiện bằng tuyên bố đơn phương hoặc ép buộc - không can thiệp vào các cuộc xung đột quân sự của các quốc gia thứ ba. Các quốc gia điển hình về tồn tại trung lập có Thụy Sĩ, Ireland, Thụy Điển, Phần Lan và Austria, trong đó bốn quốc gia đứng sau trở thành trung lập sau khi gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Ông Fotios Moustakis, Phó giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Plymouth (Mỹ), phát biểu với tờ Al Jazeera rằng: “Sự thật của vấn đề là kể từ năm 2008, sau Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Bucharest, Nga đã nói rõ với phương Tây rằng Ukraine sẽ không được phép thoát khỏi quỹ đạo và ảnh hưởng của Nga”.

“Nga công khai và nhất quán khẳng định rằng Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Bucharest vào tháng 4/2008, trong đó xác nhận rằng Gruzia và Ukraine sẽ trở thành thành viên NATO, là một sai lầm chiến lược to lớn và đe dọa trực tiếp đến lợi ích chiến lược cốt lõi của Nga”.

Vị chuyên gia nhận định, chiến dịch của Nga tại Ukraine liên quan đến “việc đảm bảo những gì được coi là sống còn đối với các lợi ích chiến lược của Nga”. “Nga không có mong muốn hay có khả năng chiếm đóng hoàn toàn đất nước [Ukraine]. Trung lập là liều thuốc chữa bách bệnh để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện tại và Phần Lan là hình mẫu của một con đường hợp lý phía trước”, ông nói thêm.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi xung quanh ý nghĩa của quy chế trung lập đối với Ukraine – theo bà Katharine AM Wright, giảng viên cao cấp về chính trị quốc tế tại Đại học Newcastle (Anh). “Để bất kỳ điều kiện nào mà Tổng thống Zelenskyy đưa ra trở thành hiện thực, chúng sẽ cần phải có sự ủng hộ của người Ukraine...

Một Ukraine trung lập sẽ không còn là đối tác của NATO, mặc dù các quốc gia trung lập khác, đặc biệt là Phần Lan và Thụy Điển, vẫn là đối tác của khối quân sự này. Một con đường trở thành thành viên NATO kiểu như vậy, kể cả khi không chắc diễn ra, sẽ là lằn ranh đỏ đối với ông Putin, người giữ quan điểm khác về Ukraine”, bà Wright nhận định.

“Đối với (Tổng thống Nga) Vladimir Putin, Ukraine là một phần của “Thế giới Nga” hoặc cộng đồng dựa trên những dấu ấn của ngôn ngữ, văn hóa Nga và “quá khứ huy hoàng chung” theo cách mà Phần Lan và Thụy Điển không có và đây là động lực thúc đẩy”, bà cho biết thêm.

Vấn đề cấp bách nhất hiện nay là liệu quy chế trung lập cho Ukraine có thể mang lại hòa bình hay không. “Một Ukraine trung lập sẽ cần tìm kiếm các mối quan hệ an ninh bên ngoài NATO… Ukraine có thể sẽ tìm đến các thành viên khác của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) để tìm kiếm hậu thuẫn cho vấn đề này”, chuyên gia Wright bình luận.

Đàm phán Nga-Ukraine đã diễn ra đến vòng thứ 4, Điện Kremlin yêu cầu Kiev phải áp dụng quy chế trung lập. Ảnh: AP

Đàm phán Nga-Ukraine đã diễn ra đến vòng thứ 4, Điện Kremlin yêu cầu Kiev phải áp dụng quy chế trung lập. Ảnh: AP

Nhìn chung, các chuyên gia dường như đồng ý rằng trung lập là con đường nên đi theo. Graham Gill, giáo sư danh dự tại Đại học Sydney, nhận xét rằng “Mặc dù vẫn còn tâm lý thân Nga đáng kể ở một số vùng của Ukraine, chiến dịch của Nga đã làm xói mòn tình cảm của nhiều người Ukraine đối với người Nga”. “Ông Putin sẽ nhận ra sự thống nhất không nằm trong quân bài. Ít nhất là trong ngắn hạn, một chính phủ Ukraine có quyền lực rộng rãi trong nước khó có thể thân Nga. Sự trung lập do đó có thể triển vọng hơn”, ông Gill nói.

Khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, Tổng thống Vladimir Putin đã yêu cầu NATO đảm bảo việc Ukraine sẽ không trở thành thành viên của khối và các lực lượng NATO phải rút khỏi biên giới với Nga.

Giáo sư Gill cho biết: “Những điều này đã bị các nhà lãnh đạo NATO và Mỹ từ chối. Nếu những cuộc thương lượng đó được thực hiện trên thực tế thì xung đột có thể đã tránh được. Thật đáng tiếc, tôi nghi ngờ NATO hoặc Mỹ sẽ rút quân, bởi vì làm như vậy sẽ giống như họ phải thừa nhận một số trách nhiệm về cuộc xung đột”.

Đồng tình với quan điểm này, giảng viên Wright nói rằng một Ukraine trung lập “có khả năng là chìa khóa để giải quyết hòa bình cuộc xung đột hiện tại”.

Tuy nhiên, việc giải quyết cuộc xung đột này sẽ dựa trên sự nhượng bộ đáng kể của cả hai bên. Ý tưởng về sự trung lập có thể sẽ là một phần trọng tâm của bất kỳ cuộc đàm phán nào. Phó giáo sư Moustakis nhận xét rằng cuối cùng, “trung lập không chỉ thực tế mà còn hợp lý và thực dụng”.

Trong bài viết có tựa đề “Tại sao Thụy Điển và Austria lại được Nga coi là hình mẫu trung lập cho Ukraine?”, tờ Liberation của Pháp nhận định rằng, để kết thúc xung đột, Nga yêu cầu Ukraine phải áp dụng quy chế trung lập, có nghĩa là phải từ bỏ mọi quan hệ quân sự với các cường quốc nước ngoài, như Stockholm và Vienna đã và đang làm.

Tuy nhiên, Kiev đã nhanh chóng bác bỏ đề xuất này, cho rằng nó không phù hợp với tình hình hiện tại, khi Ukraine đang phải chịu áp lực của Nga. Vậy mô hình trung lập được đề xuất cho Ukraine là như thế nào và tại sao Kiev bác bỏ? Đó là một trong những yếu tố đang khiến các cuộc đàm phán giữa Moscow và Kiev trì trệ.

Định vị quốc tế của Ukraine nằm trong danh mục nội dung vòng đàm phán thứ tư giữa Moscow và Kiev được tiến hành từ ngày 14/3. Ngày 16/3, Điện Kremlin đã chỉ rõ một “thỏa hiệp” cần được thảo luận liên quan đến tính trung lập của Ukraine. Ý tưởng là một đường lối đối ngoại theo mô hình của Thụy Điển và Austria, tương ứng lần lượt là trung lập và không liên kết.

Về Thụy Điển, lần gần nhất quốc gia này tham gia một cuộc chiến đã từ năm 1814, trong chiến tranh Napoleon. Và tương tự Austria, Thụy Điển cố gắng tránh xa các cuộc xung đột trong thế kỷ XX. Nước này trung lập trong Thế chiến II, cũng như là một phần của phong trào không liên kết - không tham gia hay chống lại khối liên minh nào trong Chiến tranh Lạnh.

Nguyên tắc trung lập của Thụy Điển đã bị loại bỏ sau Chiến tranh Lạnh khi nước này gia nhập Liên minh châu Âu năm 1995. Nhưng quy chế không liên kết quân sự vẫn được duy trì, mặc dù Thụy Điển có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với NATO trong thập niên qua. Thụy Điển hiện không phải là thành viên của NATO nhưng đã là một đối tác từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước và ngày càng có xu hướng xích lại gần khối này trong những năm gần đây.

Đối với Thụy Điển, tình trạng trung lập trong tình hình hiện nay phức tạp hơn Áo. Khảo sát tháng 3 cho thấy có 51% người Thụy Điển ủng hộ nước này gia nhập NATO. Trước đó, tỷ lệ ủng hộ tại Thụy Điển luôn ở mức khoảng 35% kể từ khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014. Dù có truyền thống trung lập lâu đời, đây là lần đầu tiên hơn một nửa công chúng nhiệt tình với việc gia nhập NATO.

Chính phủ Thụy Điển nhấn mạnh rằng quy chế không liên kết đã phục vụ tốt cho nước này hơn 200 năm qua và chính sách an ninh không nên thay đổi quá nhiều, đặc biệt trong một môi trường biến động. Thủ tướng Magdalena Andersson cảnh báo việc nộp đơn gia nhập NATO vào lúc này “chỉ khiến tình hình châu Âu thêm bất ổn”.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao vùng cấm bay không thể giúp được Ukraine?

Bất chấp việc nhiều lần bị bác bỏ, chính quyền của Tổng thống Zelensky vẫn liên tục kêu gọi Mỹ và NATO lập vùng cấm bay ở Ukraine nhằm đối phó quân đội Nga. Theo nhiều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khổng Hà (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN