Kiev lần đầu tiết lộ chi tiết vụ đánh bom xe trên cầu Crimea

Vụ nổ bom xe hồi tháng 10/2022 là vụ tấn công gây hậu quả nghiêm trọng nhất đối với cầu Crimea trị giá khoảng 4 tỷ USD.

Vụ nổ lớn trên cầu Crimea hồi tháng 10 năm ngoái (ảnh: RT)

Vụ nổ lớn trên cầu Crimea hồi tháng 10 năm ngoái (ảnh: RT)

Vụ tấn công đầu tiên trên cầu Crimea xảy ra ngày 8/10/2022. Một phần cây cầu đã bị sập do bom trên xe tải phát nổ. Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) cho hay, họ đã lên kế hoạch tấn công cầu Crimea từ cuối tháng 2/2022.

“Việc xây dựng kế hoạch tấn công cây cầu được thực hiện bởi tôi và 2 cấp dưới đáng tin cậy”, Ukraine Pravda hôm 19/8 dẫn lời ông Vasyl Maliuk – Giám đốc Cơ quan An ninh Ukraine.

Theo ông Maliuk, kế hoạch tấn công cầu Crimea đã được Kiev chuẩn bị từ lâu. Nhiều phương án đã được cân nhắc, như vận chuyển chất nổ bằng ô tô chở hàng, giấu chất nổ vào trong các thùng chứa dầu…

Cuối cùng, ông Maliuk chọn phương án giấu chất nổ vào trong các cuộn màng nhựa xây dựng. Những cuộn màng nhựa này được SBU cho là khó kiểm tra và ít gây nghi ngờ.

Các đặc vụ của SBU đã tính toán độ dày của lớp màng bọc ngoài, đảm bảo rằng thuốc nổ bên trong sẽ không bị máy quét X quang phát hiện.

“Các cuộn màng nhựa chứa chất nổ được chất đầy xe tải. Trọng lượng của chất nổ khoảng 21 tấn”, ông Maliuk nói.

Chất nổ được bọc trong các cuộn màng nhựa xây dựng (ảnh: RT)

Chất nổ được bọc trong các cuộn màng nhựa xây dựng (ảnh: RT)

Cơ quan ninh Nga (FSB) hồi tháng 10 năm ngoái cho hay, những kẻ “khủng bố” giấu thuốc nổ trong các cuộn màng nhựa xây dựng. Số màng nhựa này được vận chuyển từ Odessa đến cầu Crimea.

Theo FSB, các cuộn màng nhựa có trọng lượng khoảng 22,7 tấn.

Theo ông Maliuk, vụ tấn công cầu Crimea hồi tháng 10 năm ngoái không có sự giúp đỡ của nước ngoài. Các đặc vụ của SBU đã tự thực hiện hành động này.

“Chúng tôi cũng tính đến một vấn đề quan trọng khác. Có hệ thống tác chiến điện tử trên cầu Crimea. Chúng có thể gây nhiễu hệ thống định vị của các thiết bị nổ. Chúng tôi đã thiết kế một hệ thống tinh vi, cho phép kích nổ vào sáng sớm ngày 8/10/2022, khi xe tải đi vào khoảng giữa cây cầu”, ông Maliuk nói.

Ông Maliuk cho hay, các quan chức SBU có thể theo dõi vụ nổ theo thời gian thực qua camera.

Đây không phải lần đầu Kiev nhận trách nhiệm đối với vụ nổ xe tải trên cầu Crimea hồi tháng 10/2022.

Hôm 26/7, ông Maliuk cho biết, SBU đứng sau vụ tấn công cầu Crimea.

“Vụ phá hủy cầu Crimea là một trong những hành động của chúng tôi”, ông Maliuk nói.

Trong cuộc phỏng vấn ông 19/8, ông Maliuk cũng đề cập tới vụ xuồng không người lái (USV) tấn công cầu Crimea hồi tháng 7 năm nay.

“Ngay sau vụ tấn công đầu tiên, SBU đã lên kế hoạch cho một cuộc tấn công mới nhằm vào cầu Crimea. Một sĩ quan có bí danh “Hunter”, thuộc cơ quan phản gián của quân đội, đã có đóng góp quan trọng trong việc chế tạo chiếc USV”, ông Maliuk tiết lộ.

USV của quân đội Ukraine (ảnh: CNN)

USV của quân đội Ukraine (ảnh: CNN)

Ông Maliuk cho hay, chiếc USV tấn công cầu Crimea được chế tạo từ vật liệu đặc biệt, giúp “tàng hình” trước radar của Nga. Chiếc USV này chứa đầy chất nổ và có khả năng tự hủy.

Hôm 17/7, chiếc USV của Ukraine lao vào trụ cầu Crimea, khiến cây cầu bị hư hại.

“Chúng tôi đã mất ngủ suốt 2 đêm. Chúng tôi theo dõi chiếc xuồng từng phút. Khi vụ nổ xảy ra, chúng tôi đã hét to để giải tỏa căng thẳng”, ông Maliuk nói.

Hôm 15/8, SBU cung cấp cho kênh CNN của Mỹ video ghi lại khoảnh khắc xuồng không người lái tấn công cầu Crimea.

Theo CNN, SBU đã công khai nhận trách nhiệm về vụ tấn công.

Nguồn: [Link nguồn]

Ukraine tung video dùng xuồng tự sát tấn công cầu Crimea

Đây là lần đầu tiên Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) công khai nhận trách nhiệm về vụ tấn công vào cầu Crimea. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Ukraine Pravda ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN