Indonesia chìm trong khủng hoảng Covid-19, đỉnh dịch vẫn chưa đến

Lần cuối cùng Aris Suharyanto nhìn thấy vợ mình là qua cửa sổ bệnh viện. Anh chưa có cơ hội gặp con trai mới chào đời.

Suharyanto đã mất vợ và con trai mới sinh vì Covid-19.

Suharyanto đã mất vợ và con trai mới sinh vì Covid-19.

Khi người vợ Rina Ismawati và 2 trong số 3 con nhỏ của Suharyanto bị ốm vào tháng trước, anh chỉ nghĩ là cảm lạnh thông thường.

Khi dịch bệnh Covid-19 lây lan ngày càng nhanh ở Indonesia, Suharyanto đưa cả gia đình đi xét nghiệm. Kết quả cho thấy tất cả mọi người trong nhà đều nhiễm Covid-19, kể cả Suharyanto.

Ismawati, 43 tuổi, phải nhập viện vì bộc lộc các triệu chứng nặng. Tại giường bệnh ở bệnh viện, cô đôi khi nhắn tin cho Surhayanto thông qua ứng dụng Whatsapp.

“Vợ tôi nói rằng tình trạng ngày càng tệ hơn”, Suharyanto nói trên CNN. “Cô ấy không thở được”.

Trong nỗ lực cứu sống thai nhi, các bác sĩ quyết định mổ lấy thai. Nhưng khi bé trai Riski Aulia chào đời vào tháng trước, bé đã nhiễm Covid-19 và có các triệu chứng khó thở.

Trong những ngày cuối cùng, Ismawati muốn được về nhà, tránh khỏi nơi có nhiều bệnh nhân đã qua đời. Nhưng cô quá yếu để có thể rời bệnh viện.

Hôm 22.6, Riski qua đời và một ngày sau, Ismawati cũng tử vong. Đó là một cú sốc với Surhanyato vì anh chưa từng có cơ hội bế con, chỉ nhìn thấy qua ảnh.

Câu chuyện của gia đình Surhanyato chỉ là ví dụ điển hình trong cơn “sóng thần” Covid-19 đang nhấn chìm Indonesia – quốc gia đông dân thứ 4 trên thế giới và hiện là tâm dịch của châu Á.

Trong tuần qua, số ca nhiễm Covid-19 ở quốc gia 270 triệu dân ngày càng tăng nhanh, có ngày ghi nhận hơn 56.000 ca nhiễm, cao nhất thế giới.

Các trang mạng xã hội Indonesia tràn ngập bài viết của những người mất người thân do dịch bệnh. Các bệnh viện ở Indonesia bắt đầu quá tải, thiếu oxy y tế. Máy xúc đất hoạt động khắp ngày đêm để chôn cất những người đã tử vong.

Với hơn 2,7 triệu người nhiễm Covid-19 và hơn 70.000 ca tử vong, các nhà quan sát cảnh báo Indonesia vẫn chưa đạt đến đỉnh dịch.

Vì sao chuyện này xảy ra?

Số ca nhiễm mới trong ngày ở Indonesia tăng vọt.

Số ca nhiễm mới trong ngày ở Indonesia tăng vọt.

Năm ngoái, Indonesia đã kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19. Từ tháng 6.2021, khi số ca nhiễm bắt đầu tăng mạnh, Hiệp hội Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế (IFRC) đã cảnh báo Indonesia đang đứng trên “bờ vực thảm họa của Covid-19”.

Đầu tháng 7, Indonesia chứng kiến sự gia tăng đáng kể số ca mắc Covid-19. Mọi chuyện bắt đầu kể từ sau kỳ nghỉ lễ vào tháng 5, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết.

Biến thể Delta (xuất hiện lần đầu ở Ấn Độ) là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan chưa từng thấy ở Indonesia.

Indonesia chỉ áp dụng các biện pháp phong tỏa vào ngày 10.7, khi số ca nhiễm trong ngày đã lên tới hơn 30.000. Theo các chuyên gia, Indonesia trải qua đợt “sóng thần” Covid-19 vì không phản ứng từ sớm.

Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, Indonesia là một trong những quốc gia có tỷ lệ xét nghiệm dương tính với Covid-19 cao nhất trên thế giới, lên tới 27%.

Một cuộc khảo sát vào cuối tuần qua cho thấy, gần một nửa dân số tại thủ đô Jakarta có thể đã nhiễm Covid-19, cao gấp 12 lần số liệu được công bố chính thức.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết: “Nếu không đẩy mạnh xét nghiệm, nhiều tỉnh ở Indonesia sẽ không thể cách ly kịp thời các trường hợp mắc bệnh”.

Chỉ là cảm lạnh thông thường

Một rào cản lớn khiến Indonesia khó kiểm soát được sự bùng phát dịch bệnh là do những thông tin sai lệch được phát tán tràn lan trên các mạng xã hội, khiến người dân không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.

Làn sóng tin giả đã làm lu mờ những cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của dịch Covid-19 ở Indonesia.

Kinati được điều tri ở bệnh viện cùng con trai hai tuổi.

Kinati được điều tri ở bệnh viện cùng con trai hai tuổi.

Cách đây vài tuần, Karunia Sekar Kinanti, 32 tuổi, nhận thấy cậu con trai 2 tháng tuổi tên Zhafran bị sốt. Nhưng cô cho rằng đó chỉ là cảm lạnh thông thường. Mẹ cô cũng cảm cúm và ho, nhưng Kinanti không nghĩ đó là triệu chứng của Covid-19.

”Nghĩ rằng các triệu chứng của bà dường như không phải là mắc Covid-19, tôi đã không hành động từ sớm. Sau đó, Zhafran, tôi và một đứa con khác của tôi cũng bị bệnh”, Sekar Kinanti nói.

Khi Zhafran ngày càng yếu hơn và bị khó thở, Sekar Kinanti đã đưa con trai đến bệnh viện. Kết quả cho thấy Covid-19 đã làm tổn thương phổi phải của cậu bé. Bác sĩ đã dặn cô phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.

Đến ngày 5/7, mẹ của Kinanti qua đời, nhưng cô vẫn không biết có phải bà bị mắc Covd-19 hay không vì chưa làm xét nghiệm. Kinanti đã không thể dự đám tang của mẹ bởi cô nằm viện cùng con trai.

Aman B. Pulungan, Chủ tịch Hiệp hội Nhi khoa Indonesia, nói nhiều bậc cha mẹ thường cho rằng con mình không mắc bệnh Covid-19, một phần vì họ không biết rằng trẻ em cũng có thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2.

Indonesia rơi vào khủng hoảng như Ấn Độ

Người Indonesia đau buồn vì mất người thân do Covid-19.

Người Indonesia đau buồn vì mất người thân do Covid-19.

Khi Kinanti và con trai Zhafran đến bệnh viện, tất cả các giường trong phòng chăm sóc đặc biệt đã kín chỗ.

Nhờ sự sắp xếp của một nhân viên lễ tân, ngày hôm sau họ được chuyển đến phòng cách ly cùng với những trẻ em khác. Zhafran là bệnh nhi nhỏ tuổi nhất trong số 9 trẻ em. Kinanti nói.

Indonesia đang rơi vào cảnh tương tự như làn sóng thứ hai ở Ấn Độ. Đó là các bệnh viện thiếu oxy tế còn bệnh nhân phải di chuyển từ bệnh viện này đến bệnh viện khác để tìm giường trống.

“Người ốm phải chờ đợi có ca tử vong mới có giường trống để được điều trị”, Edhie Rahmat, giám đốc điều hành Dự án nhân đạo Hope tại Indonesia, nói.

The Hiệp hội Nhi khoa Indonesia, nhiều trẻ em tử vong do Covid-19 có tình trạng bệnh lý nền. Đó là trường hợp của bé Baswara Catra Wijaya, sinh ra đã mắc bệnh tim.

Em bé này mất vào ngày 21.11.2020 khi chưa được 4 tháng tuổi. Sau cái chết của con trai, Tantien Hermawati khuyên các bậc cha mẹ khác nên thận trọng để tránh cho con cái mình bị nhiễm Covid-19.

“Thật sự rất đau lòng khi những đứa trẻ bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Chúng không thể nói cho chúng ta biết bị đau ở đâu và chúng ta cũng không biết điều đó. Vì vậy, làm ơn hãy ở nhà và tuân thủ các quy định chống dịch”, Hermawati nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Malaysia: Covid-19 trở thành đại dịch của người chưa tiêm chủng

Tổng giám đốc Cơ quan Y tế Malaysia, Noor Hisham Abdullah hối thúc người dân sớm đi tiêm phòng Covid-19 vì cách mà đại dịch...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN