Hoàng hậu Trung Hoa "to gan" và cú tát vào mặt hoàng đế hiếm thấy trong lịch sử

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, chuyện hoàng đế lạnh nhạt với hoàng hậu, sủng ái phi tần là điều bình thường. Nhưng dưới thời nhà Tống, có một hoàng hậu nổi tiếng nóng tính, lại muốn kiểm soát hoàng đế. Trong một lần hoàng đế đi dạo cùng phi tần, hoàng hậu bắt gặp và xông đến đánh ghen gây chấn động.

Hình tượng Quách hoàng hậu trong phim truyền hình Trung Quốc.

Hình tượng Quách hoàng hậu trong phim truyền hình Trung Quốc.

Tháng 11 năm 1033, Tống Nhân Tông, hoàng đế thứ tư của nhà Tống ra lệnh phế bỏ hoàng hậu, bất chấp sự can ngăn của quần thần. Điều gì dẫn đến “giọt nước tràn ly” như vậy?

Hoàng đế Tống Nhân Tông tên thật là Triệu Chinh, con trai độc nhất còn sống đến tuổi trưởng thành của Tống Chân Tông, hoàng đế thứ ba của nhà Tống. 

Năm 1023, sau khi cha qua đời, Triệu Trinh lên ngôi. Trong hơn 10 năm đầu, thực quyền trong triều nằm trong tay mẹ nuôi là Chương Hiến Thái hậu Lưu Nga, Tống Nhân Tông tuy đã trưởng thành nhưng vẫn không được tự ý đưa ra các quyết sách, khiến quan hệ giữa hai mẹ con căng thẳng. Một trong những vấn đề mâu thuẫn là chuyện chọn hoàng hậu.

Cuộc hôn nhân sắp đặt

Năm 1025, triều đình tổ chức cuộc tuyển chọn mỹ nữ cho hoàng đế. Tống Nhân Tông phải lòng sắc đẹp của Trương thị - cháu gái của Kỵ Vệ thượng tướng quân Trương Mỹ. Nhưng Lưu Thái hậu lại chọn Quách thị, có cha là Quách Doãn Cung, sau được thăng làm Tiết độ sứ Trung Vũ quân, kiêm Trung thư lệnh và Thượng thư lệnh

Quách thị nổi tiếng là tiểu thư đài các, xuất thân danh gia vọng tộc, lại là người có học thức, nên Lưu Thái hậu rất ưng ý. Lưu Thái hậu khi đó nói: "Trọng đức bất trọng sắc". Điều này càng khiến Tống Nhân Tông bất mãn nhưng đành chấp nhận.

Tống Nhân Tông cưới Quách Hoàng hậu theo sự sắp đặt của mẹ nuôi.

Tống Nhân Tông cưới Quách Hoàng hậu theo sự sắp đặt của mẹ nuôi.

Quách Hoàng hậu ỷ thế được Thái hậu nâng đỡ, sống trong cung luôn tỏ vẻ cao ngạo, coi thường các phi tần khác. Sau khi thành hôn, Tống Nhân Tông tỏ ra thiên vị, sủng ái phi tần là Trương thị, khiến Quách Hoàng hậu đố kị không ngừng. Tống

Quách Hoàng hậu lại nghe lời Thái hậu, sai người giám sát hành tung của Nhân Tông, không cho ông gần gũi các phi tần khác. Hoàng đế tức giận nhưng biết tính tình nóng nảy của hoàng hậu, lại có thái hậu đứng sau nên đành cho qua.

Cú tát hiếm thấy trong lịch sử

Tháng 3.1033, Lưu Thái hậu qua đời, Quách Hoàng hậu mất đi chỗ dựa quan trọng nhất. Tống Nhân Tông được thể càng không đoái hoài khiến hoàng hậu vô cùng oán thán.  

Bấy giờ, hậu cung có hai phi tần là Thượng mỹ nhân và Dương mỹ nhân rất xinh đẹp, được hoàng đế sủng ái. Quách hoàng hậu vẫn không sửa đổi tính nết, nhiều lần đến tận nơi kiếm cớ đánh ghen, gây ầm ĩ trong cung.

Theo Tống sử, một ngày nọ, Tống Nhân Tông sau khi sủng hạnh Thượng thị, hai người cùng nhau đi dạo. Thượng thị nhân đó nói xấu về những hành vi của Quách hoàng hậu, đúng lúc này hoàng hậu vừa tới nên giữa hai người phụ nữ này xảy ra tranh cãi.

Tống Nhân Tống lên ngôi bị Lưu Thái hậu, mẹ nuôi của hoàng đế kiểm soát hoàn toàn.

Tống Nhân Tống lên ngôi bị Lưu Thái hậu, mẹ nuôi của hoàng đế kiểm soát hoàn toàn.

Quách hậu vốn tính tình nóng nảy, lại không chịu nhịn, vung tay nhằm vào mặt Thượng thị mà tát. Tống Nhân Tông thấy vậy liền ôm lấy phi tần và hứng trọn cái tát.

Sau chuyện này, hoàng đế nổi cơn thịnh nộ, ra lệnh cho tể tướng Lã Di Giản, soạn chiếu thư phế bỏ Quách hoàng hậu. 

Bất chấp sự can ngăn của quần thần và rằng chuyện hoàng đế phế hậu chưa từng có tiền lệ trong triều đại nhà Tống, Nhân Tông vẫn không thay đổi quyết định.

Một cận thần trong triều khi đó nói: “Hoàng hậu không có lỗi, không thể phế bỏ được". Kết quả là người này và các phe cánh của Quách hoàng hậu đều bị bãi quan.

Trong cơn giận, Tống Nhân Tông tuyên bố Quách hậu muốn xuất gia để tu hành, đem giam lỏng ở Trường Lạc cung.

Về sau, Tống Nhân Tông cảm thấy hối hận và nhớ Quách thị, thường sai người tới thăm hỏi. Đã có thời điểm Nhân Tông muốn Quách thị hồi cung, nhưng bà đòi được khôi phục tước vị là hoàng hậu mới chấp nhận. Tống Nhân Tông khi đó đã phong hoàng hậu mới, nên không thể đồng ý.

Năm 1035, 2 năm sau khi bị hoàng đế phế bỏ, Quách thị bệnh nặng, qua đời ở tuổi 24. Sau đó, Tống Nhân Tông truy tặng cho bà ngôi vị hoàng hậu như trước và được an táng riêng ở một lăng mộ nguy nga.

Phế bỏ hoàng hậu chỉ vì một cú tát?

Theo trang mạng Trung Quốc Sohu, chuyện Quách Hoàng hậu vung tay tát phi tần, không ngờ trúng vào hoàng đế là điều hiếm thấy trong lịch sử Trung Hoa.

Hai năm sau khi bị phế truất, Quách Hoàng hậu sinh bệnh mà qua đời.

Hai năm sau khi bị phế truất, Quách Hoàng hậu sinh bệnh mà qua đời.

Tống Nhân Tông bị nghi ngờ đã chủ động để bị tát trúng, từ đó khiến “giọt nước tràn ly”. Nhưng mục đích có đơn giản chỉ là phế bỏ hoàng hậu?

Có ý kiến cho rằng Tống Nhân Tông không có tình cảm với Quách Hoàng hậu vì đây là cuộc hôn nhân sắp đặt. Theo Sohu, ý kiến này không đúng vì hoàng đế ở bên hoàng hậu một thời gian cũng nảy sinh thương nhớ, nên có lúc muốn triệu Quách hoàng hậu hồi cung. 

Tống Nhân Tông không phải là hoàng đế nổi tiếng tàn ác, ngược lại rất tốt bụng và tính tình dễ chịu. Chuyện vợ chồng bất hòa không phải là căn nguyên hoàng đế muốn phế hậu, theo Sohu.Mối quan hệ giữa Tống Nhân Tông và hoàng hậu thứ hai là Tào hoàng hậu cũng không êm đẹp, nhưng hoàng đế không ra lệnh phế hậu.

Việc Tống Nhân Tông hứng trọn cái tát vào mặt giống như cái cớ thích hợp để đưa ra những thay đổi mang tính bước ngoặt trong triều, theo Sohu.

Khi Lưu Thái hậu qua đời, bà để di chiếu, yêu cầu Tống Nhân Tông tôn Dương Thái phi làm Hoàng thái hậu, việc quốc gia đại sự cùng Hoàng thái hậu xử lý. 

Ngay cả khi chết, Lưu Thái hậu vẫn để lại “hòn đá tảng” ngáng đường hoàng đế. Nhân sự kiện phế bỏ hoàng hậu, là người thuộc phe của Lưu Thái hậu, Tống Nhân Tông cũng loại bỏ các phe cánh trung thành với thái hậu trước đây, thâu tóm quyền lực về tay mình.

Hoàng đế Tống Nhân Tống sống thêm gần 30 năm, qua đời năm 1063, thọ 52 tuổi. Ông từng có 3 hoàng tử nhưng đều chết sớm, chỉ có 4 công chúa sống đến tuổi trưởng thành, nên đành truyền ngôi cho Tống Anh Tông Triệu Thự, người cháu gọi mình bằng chú.

Nguồn: [Link nguồn]

Mỹ nhân Trung Hoa cướp ngôi hoàng hậu, gian dâm với người hầu sau lưng hoàng đế

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, có một mỹ nhân gây ra tai tiếng chấn động, khi dùng mọi thủ đoạn để bước lên đỉnh cao danh vọng, rồi lại lén lút quan hệ với người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN