Hố đen siêu khổng lồ, “nuốt” Mặt Trời như bữa sáng

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Một hố đen vũ trụ vừa được các nhà khoa học phát hiện và nó có chế độ ăn rất đặc biệt, theo trang Live Science.

Hố đen siêu khổng lồ, “nuốt” Mặt Trời như bữa sáng - 1

Ảnh minh họa hố đen khổng lồ mới được phát hiện có khối lượng gấp 20 tỷ lần Mặt Trời

Theo một bài báo được đăng ngày 11.5 trên tạp chí arXiv, các nhà thiên văn học vừa phát hiện ra hố đen phát triển nhanh nhất từng được biết đến trong vũ trụ.

Vật thể siêu khổng lồ ước tính hơn 12 tỷ năm tuổi, có khối lượng gấp 20 tỷ lần Mặt Trời và có thể tăng trưởng với tốc độ khoảng 1%/1 triệu năm.

Giống như các chàng trai đang phát triển, hố đen siêu lớn này có cơn thèm ăn khổng lồ. Cứ 2 ngày/lần, nó tiêu thụ số vật chất có khối lượng gần bằng Mặt Trời. Trang Live Science viết “hố đen ăn Mặt Trời như con người ăn sáng”.

Và tất cả những điều này đều để lại dấu ấn ở thiên hà xung quanh.

“Hố đen này phát triển nhanh đến nỗi nó đang chiếu sáng gấp hàng nghìn lần so với cả một thiên hà. Điều này xảy ra vì tất cả không khí nó hút hằng ngày tạo ra rất nhiều ma sát và nhiệt”, tác giả đứng đầu nghiên cứu Christian Wolf, nhà thiên văn học tại Đại học Quốc gia Úc, cho biết trong một tuyên bố.

"Nếu con quái vật này nằm ở trung tâm dải Ngân Hà của chúng ta, nó sẽ sáng gấp 10 lần so với trăng tròn", Wolf nói thêm. "Nó sẽ xuất hiện như một ngôi sao cực kỳ sáng, có thể làm lu mờ tất cả các ngôi sao trên bầu trời”.

Khi ánh sáng xung quanh hố đen tỏa ra như những ngôi sao, luồng sáng chói ấy được gọi là quasar.

Hố đen siêu khổng lồ, “nuốt” Mặt Trời như bữa sáng - 2

Hố đen đang chiếu sáng gấp hàng nghìn lần so với cả một thiên hà (Ảnh minh họa)

Để mô tả kỹ lưỡng quasar mới, Wolf và cộng sự kết hợp các phép đo sóng ánh sáng từ kính thiên văn của ANU cùng các khảo sát không gian trước đó.

Qua những quan sát này, nhóm nghiên cứu xác định quasar mới có tính chất cố định và có thể là quasa sáng nhất từng được phát hiện. Bằng cách nào đó, nó đã phát triển rất lớn trong khoảng 1 tỷ năm. Nó bắt đầu với kích thước gấp 5.000 lần Mặt Trời nhưng giờ đã gấp 20 tỷ lần.

Wolf không biết hố đen này phát triển thế nào trong quá khứ. Nhưng giờ đây, khi các nhà khoa học đã biết đến nó, họ có thể sử dụng hố đen như một cái đèn khổng lồ để nghiên cứu các thiên hà gần đó.

"Các nhà khoa học có thể nhìn thấy bóng tối của các vật thể đứng trước hố đen", Wolf nói. "Hố đen phát triển nhanh cũng giúp phá tan lớp sương mù xung quanh bằng cách ion hóa không khí, làm cho vũ trụ trong suốt hơn”.

Hố đen gấp tỉ Mặt trời lao cực nhanh, nuốt chửng vạn vật

Siêu hố đen có kích thước gấp 1 tỷ lần Mặt trời, đang lao đi trong không gian với vận tốc 8 triệu km/giờ, nuốt chửng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - Live Science ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN