Giải mã hiện tượng "cổng thế giới thứ 2" trong hồ ở Mỹ

Toàn bộ nước trong hồ đổ đồn về một cái hố khổng lồ, khiến nhiều người tưởng rằng đây là cổng dẫn đến thế giới khác.

Giải mã hiện tượng "cổng thế giới thứ 2" trong hồ ở Mỹ - 1

Hố khổng lồ ở hồ Berryessa khiến người dân địa phương kinh ngạc

Một đoạn video quay ở hồ Berryessa, California, nước Mỹ có vẻ như cho thấy một cổng mở tới không gian khác. Người dân đã rất kinh ngạc khi thấy nước trong hồ đổ dồn về một cái hố khổng lồ.

Tuy nhiên, thực ra lại có một lời giải thích hoàn toàn hợp lý cho hiện tượng này và đây không phải là một cửa gõ đi vào một thế giới khác như nhiều người suy đoán.

Đây thực chất là một miệng cống khổng lồ, hay còn được gọi đập tràn, nhằm kiểm soát lượng nước dư thừa trong hồ.

Hồ Berryessa ở California, Mỹ, có thể chứa khoảng 521 tỷ gallon nước. Khi lượng nước trong hồ vượt quá mức này, nước sẽ bắt đầu xả ra ngoài qua đập tràn.

Video đập tràn ở hồ Berryessa xả nước ở California, Mỹ

Năm nay, lần đầu tiên trong cả thập kỷ qua, lượng mưa trong tháng 1 và 2 rất lớn khiến nước trong hồ vượt sức chứa. Do đó, miệng hố khổng lồ có đường kính tới 23m sẽ bắt đầu hút nước ra để ngăn lũ.

Cảnh tượng mê hoặc khi nước hút về phía đập tràn đã thu hút hàng trăm người dân địa phương đến đây chụp ảnh và quay video khoảnh khắc hiếm có.

Hiện tượng bắt đầu từ ngày 17.2 và có thể tiếp tục trong hai tuần nữa khi mưa tiếp tục được dự báo đổ xuống. Do đó, đập tràn sẽ liên tục bận rộn.

Giải mã hiện tượng "cổng thế giới thứ 2" trong hồ ở Mỹ - 2

Đây thực chất là đập tràn bellmouth, nhằm kiểm soát lượng nước dư thừa trong hồ.

Có rất nhiều loại đập tràn. Đập tràn ở hồ Berryessa được gọi là “bellmouth” (tạm dịch là “miệng chuông”). Vào những ngày ít mưa, người dân có thể nhìn thấy rõ đập tràn bellmouth trên hồ.

Nó hoạt động như hố bên trong bồn rửa mặt nhằm tránh nước tràn ra sàn nếu một ai đó quên không tắt vòi.

Khi trời mưa quá nhiều và mức nước tăng quá 134m so với mực nước biển ở hồ Berryessa, nước sẽ tràn qua “miệng chuông”, chảy ra sông Putah Creek.

Vào ngày 21.2, nước trong hồ chảy với tốc độ khoảng hai triệu gallon/phút và có thể chảy nhanh hơn nếu cần.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - Express ([Tên nguồn])
Chuyện lạ Thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN