Đường ống khí đốt "cứu tinh" của 2 nước châu Âu khi Nord Stream dừng hoạt động

Baltic Pipe bắt đầu bơm khí đốt từ Na Uy đến Đan Mạch và Ba Lan vào đầu tháng 10 và là đường ống khí đốt chính thứ 3 chạy dưới Biển Baltic, cùng với 2 đường ống Nord Stream của Nga.

Một đoạn của đường ống dẫn khí đốt Baltic Pipe (ảnh: Reuters)

Một đoạn của đường ống dẫn khí đốt Baltic Pipe (ảnh: Reuters)

Vài ngày sau khi 2 đường ống Nord Stream của Nga bị phát hiện gặp sự cố (27/9), đường ống Baltic Pipe, dài khoảng 900km, đã bắt đầu vận chuyển khí đốt từ Na Uy đến Đan Mạch. Đường ống này cũng có thể bơm khí đốt từ Na Uy đến Ba Lan (qua Đan Mạch) và chuyển khí đốt từ Ba Lan cho Đan Mạch, Reuters đưa tin hôm 9/10.

Baltic Pipe là dự án hợp tác xây dựng giữa 2 công ty năng lượng của Đan Mạch và Ba Lan là Energinet và Gaz System. Công suất đầy đủ của Baltic Pipe tương đương 1/2 mức tiêu thụ khí đốt của Ba Lan năm 2021, khoảng 20 tỷ mét khối.

Theo Reuters, khi mùa đông đến gần và nguồn cung khí đốt từ Nga sụt giảm, các nước ở châu Âu cần giải pháp thay thế khẩn cấp. Một trong số đó là nhập khẩu khí đốt từ Na Uy thông qua hệ thống Baltic Pipe.

Cao ủy EU về năng lượng Kadri Simson nhận xét, đường ống Baltic Pipe Baltic rất quan trọng đối với an ninh năng lượng châu Âu. Cùng với việc nhập khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG), Baltic Pipe là một trong những trọng tâm của kế hoạch trở nên độc lập hơn về năng lượng của Ba Lan và Đan Mạch.

Hồi tháng 4, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã ngừng bán khí đốt cho Ba Lan, với lý do nước này không chấp nhận thanh toán bằng đồng rúp. Mùa đông năm nay, Ba Lan đứng trước nguy cơ thiếu năng lượng sưởi ấm do mất nguồn cung từ Nga.

Năng lực vận hành của đường ống Baltic Pipe kém xa so với đường ống Nord Stream 1 của Nga. Trước xung đột Nga – Ukraine, Nord Stream 1 có thể bơm cho châu Âu 55 tỷ mét khối khí đốt/năm. Tuy nhiên, khi nguồn cung khí đốt từ Nord Stream 1 trở về mức 0, vai trò của Baltic Pipe lại trở nên nổi bật hơn hẳn, theo Reuters.

Tuần trước, khoảng 5,6 triệu mét khối khí đốt đã được chuyển qua Baltic Pipe, tương đương 20% công suất của đường ống. Công suất của đường ống Baltic Pipe dự kiến sẽ vẫn ở mức thấp cho đến hết tháng 11, do phía Đan Mạch chưa hoàn thiện xong cơ sở hạ tầng tiếp nhận khí đốt.

Bản đồ 2 đường ống Nord Stream của Nga (ảnh: Reuters)

Bản đồ 2 đường ống Nord Stream của Nga (ảnh: Reuters)

PGNiG – công ty năng lượng hàng đầu Ba Lan – cho biết, Baltic Pipe có thể vận chuyển 6,5 tỉ mét khối khí đốt trong năm 2023 và 7,7 tỉ mét khối trong năm 2024.

Nguồn cung khí đốt từ Baltic Pipe được cho là có thể giúp Ba Lan đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng cao điểm vào mùa đông. Mức tiêu thụ khí đốt trong ngày của Ba Lan có thể đạt 60 triệu mét khối/ngày khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C và cao nhất là khoảng 80 triệu mét khối/ngày, khi nhiệt độ xuống -15 độ C hoặc thấp hơn.

Hôm 6/10, giá khí đốt giao trong ngày trên sàn giao dịch TGE ở Ba Lan đã giảm từ 193 euro/mwh (ngày 30/9) xuống còn 111 euro/mwh trong tuần đầu tiên Baltic Pipe hoạt động.

Nguồn: [Link nguồn]

Đức ”bóng gió” Mỹ lợi dụng khó khăn bán khí đốt giá cao

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck chỉ trích Mỹ và một số nước khác bán khí đốt cho châu Âu với giá đắt, ám chỉ các nước này hưởng lợi từ xung đột Ukraine.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – Reuters ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN