Điểm đáng chú ý trong phát biểu rút dự luật dẫn độ của Đặc khu trưởng Hong Kong

Bên cạnh việc chính thức tuyên bố bãi bỏ dự luật dẫn độ với Trung Quốc, bà Carrie Lâm cũng đề nghị người biểu tình nên đối thoại với các nhà lập pháp để có thể giải quyết tình trạng bất ổn tại Hong Kong trong hòa bình.

Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyêt Nga phát biểu chấm dứt luật dẫn độ (Ảnh:SCMP)

Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyêt Nga phát biểu chấm dứt luật dẫn độ (Ảnh:SCMP)

Vào chiều hôm nay (4.9), Đặc khu trường Hong Kong Carrie Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã chính thức tuyên bố rút khỏi dự luật dẫn độ đang gây ra tình trạng bất ổn ở khu vực này trong thời gian qua.

Trong một bài phát biểu tại Dinh Trưởng đặc khu và được phát sóng trực tiếp trên truyền hình, bà Lâm thừa nhận chính quyền Hong Kong đã đồng ý nhượng bộ một trong năm yêu sách của những người biểu tình, nhưng vẫn kiên quyết khẳng định người biểu tình nên ngồi xuống và đối thoại với chính quyền lập pháp để tìm ra một giải pháp hòa bình.

Mở đầu bài phát biểu, Đặc khu trưởng Hong Kong lên án những hành động quá khích trong 2 tháng qua đã khiến người dân, cảnh sát và các phóng viên bị tổn thương, làm đình trệ các hệ thống giao thông và làm xấu hình ảnh Hong Kong trong mắt quốc tế:

“Du khách đang tự hỏi liệu thành phố của chúng ta vẫn còn là một nơi an toàn để đi du lịch hoặc kinh doanh nữa không. Nhiều gia đình và bạn bè đã trở nên căng thẳng, và nhiều tranh cãi đã nổ ra. Chúng ta cũng đã phải chứng kiến tình trạng lạm dụng và bắt nạt ở một số trường học và trên mạng Internet. Đối với nhiều người, Hong Kong đã trở thành một nơi xa lạ.

Các sự cố trong hai tháng qua đã gây sốc và làm buồn lòng người dân Hong Kong. Chúng tôi rất lo lắng về Hồng Kông, nhà của chúng ta. Tất cả chúng ta đều hy vọng sẽ tìm được lối thoát cho tình trạng bế tắc và bất ổn như hiện tại.”

Tinh trạng bất ổn trong thời gian qua đã khiến Hong Kong xấu đi trong mắt quốc tế (Ảnh: BBC)

Tinh trạng bất ổn trong thời gian qua đã khiến Hong Kong xấu đi trong mắt quốc tế (Ảnh: BBC)

Tiếp đến, bà Lâm cũng thừa nhận chính quyền đã đáp ứng được 1 trong số 5 yêu sách của người biểu tình, trong đó quan trọng nhất là quyết định rút dự luật dẫn độ đang gây nhiều tranh cãi:

“Đầu tiên, Chính quyền sẽ chính thức rút dự luật để xóa tan mọi lo ngại của công chúng. Người đứng đầu Cơ quan An ninh sẽ tuân theo những thay đổi của Quy tắc tố tụng sau khi Hội đồng Lập pháp làm việc trở lại.”

Về việc điều tra các hành vi của cảnh sát bị người biểu tình lên án, bà Lâm cho rằng Hội đồng Khiếu nại Cảnh sát độc lập (IPCC) sẽ dùng quyền hạn của mình để tiến hành điều tra thực tế và xử lý công bằng các vụ việc trọng điểm, như sự cố bạo lực diễn ra tại Nguyên Lãng vào đêm 21.7 vừa qua. Ngoài ra,  IPCC đã thành lập một nhóm chuyên gia quốc tế để hỗ trợ công việc và sẽ công khai những phát hiện và khuyến nghị của mình.

Dù tránh đề cập đến việc coi các cuộc biểu tình là bạo loạn, hay việc bãi bỏ các cáo buộc truy tố đến người biểu tình có hành vi bạo loạn, do điều này đi ngược lại Luật Cơ bản và chỉ thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan Tư pháp, song bà Lâm khẳng định sẽ cùng các nhà lập pháp tiếp cận với người dân thuộc mọi tầng lớp, hoàn cảnh và quan điểm chính trị khác nhau để giải quyết những bất mãn trong xã hội.

Bà Lâm hứa chính quyền sẽ mở kênh đối thoại với nhân dân Hong Kong thuộc mọi tầng lớp, hoàn cảnh và quan điểm chính trị (Ảnh: BBC)

Bà Lâm hứa chính quyền sẽ mở kênh đối thoại với nhân dân Hong Kong thuộc mọi tầng lớp, hoàn cảnh và quan điểm chính trị (Ảnh: BBC)

“Tôi sẽ mời các nhà lãnh đạo cộng đồng, các chuyên gia và học giả độc lập kiểm tra và xem xét các vấn đề sâu rộng của xã hội và tư vấn cho Chính phủ tìm giải pháp. Sau hơn hai tháng bất ổn xã hội, rõ ràng nhiều người cho rằng sự bất mãn đã vượt ra xa cả dự luật dẫn độ. Nó bao gồm các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội, bao gồm các vấn đề được đề cập liên quan đến nhà ở và cung cấp đất đai, phân phối thu nhập, công bằng xã hội và di chuyển, cùng với cơ hội cho những người trẻ tuổi của chúng ta, cũng như làm thế nào công chúng có thể tham gia đầy đủ vào quá trình ra quyết định Chính phủ. Chúng tôi có thể thảo luận về tất cả những vấn đề này trong nền tảng đối thoại mới của mình.”

Đối với việc thực hiện quyền bầu cử phổ thông ở Hong Kong, bà Lâm nói đây cũng là mục đích cuối cùng của Luật Cơ bản. Dù vậy, các cuộc thảo luận phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp lý và trong bầu không khí thuận lợi cho sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau, tránh để xã hội bị chia rẽ.

Cuối bài phát biểu, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tái khẳng định những bất ổn vừa qua đã làm gây nhiều thách thức đến nguyên tắc “Một quốc gia, hai chế độ”, đẩy Hong Kong vào thế dễ bị tổn thương và nguy hiểm. Ưu tiên hàng đầu của chính quyền và người dân Hong Kong bây giờ là phải chấm dứt bạo lực, bảo vệ luật pháp và khôi phục trật tự, an toàn trong xã hội

“Bất luận việc chúng ta trách cứ như thế nào, hoặc bất mãn Chính phủ sâu sắc ra sao, chúng tôi không thể đồng ý hoặc chấp nhận rằng bạo lực là một giải pháp cho các vấn đề của mình,” bà Lâm nhấn mạnh, “Hãy thay thế xung đột bằng các cuộc hội thoại và hãy tìm ra giải pháp hòa bình.”

Hong Kong chính thức rút dự luật dẫn độ sau 3 tháng người dân biểu tình dữ dội

Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lâm Trịnh Nguyệt Nga chiều nay đã tuyên bố chính thức rút dự luật dẫn độ gây ra tình trạng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - SCMP ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN