Đập Tam Hiệp từng chịu nổi trận lũ lớn "không tưởng" ra sao?

Xây dựng một đập nước trên Dương Tử - con sông dài nhất châu Á - là nhiệm vụ chưa từng có trong lịch sử. Đập Tam Hiệp được xem là biểu tượng cho các dự án thủy lợi của Trung Quốc và là cột mốc đánh dấu thành công của quốc gia tỷ dân trong kiểm soát lũ lụt. Tuy nhiên, trong bối cảnh Trung Quốc đang phải hứng chịu đợt mưa lũ lịch sử, tính nguyên vẹn và an toàn của đập Tam Hiệp là dấu hỏi lớn.

Đập Tam Hiệp đứng trước thử thách nghiêm trọng trong mùa mưa lũ năm nay ở Trung Quốc (ảnh: CGTN)

Đập Tam Hiệp đứng trước thử thách nghiêm trọng trong mùa mưa lũ năm nay ở Trung Quốc (ảnh: CGTN)

Chức năng quan trọng nhất của đập Tam Hiệp là điều tiết lũ lụt hằng năm của sông Dương Tử. Trước khi đập Tam Hiệp đi vào hoạt động, năm 1998, một trận lũ kinh hoàng ở sông Dương Tử đã cướp đi sinh mạng của 4.000 người.

Tuy nhiên, lưu lượng nước của sông Dương Tử năm 1998 vẫn chưa là gì so với năm 2010.

Năm 2010, đập Tam Hiệp từng đối mặt với thử thách nghiêm trọng khi nước lũ Dương Tử đổ về với lưu lượng “không tưởng”: 70.000 m3/giây – cao hơn 20.000 m3/giây so với đợt lũ năm 1998.

Theo thiết kế, đập Tam Hiệp có thể chịu nổi mực nước “ngàn năm có một” là 175 mét và lượng nước dồn về tối đa là 70.000 m3/giây.

Năm 2010, khi lượng nước tràn về đạt giới hạn, đập Tam Hiệp đã thành công ngăn chặn dòng lũ cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người. Vì vậy, theo các chuyên gia Trung Quốc, đập Tam Hiệp vẫn sẽ còn nguyên vẹn và hoàn thành sứ mệnh trong mùa mưa lũ năm nay.

Đập Tam Hiệp từng chịu nổi lượng nước dồn về ở mức kỷ lục (ảnh: SCMP)

Đập Tam Hiệp từng chịu nổi lượng nước dồn về ở mức kỷ lục (ảnh: SCMP)

Do hiện tượng El Nino, mùa mưa lũ năm nay của Trung Quốc được xem là nghiêm trọng nhất trong vòng 70 năm trở lại đây. Lưu lượng nước từ các sông đổ về Dương Tử và dồn tới đập Tam Hiệp đã ở mức 40.000 m3/giây.

Hôm 29.4, Trung Quốc đã phải cho xả lũ ở đập Tam Hiệp. Đây là đợt xả lũ đầu tiên của con đập trong năm nay. 8 giờ sáng 29.6 theo giờ địa phương, 34 máy phát điện của đập Tam Hiệp đã hoạt động gần hết công suất.

“Chức năng chính của dự án đập Tam Hiệp là ngăn chặn lũ lụt và bảo vệ sự an toàn của 2 bờ Dương Tử cũng như hạ lưu. Việc tận dụng dòng nước mạnh để sản xuất điện chỉ là mục tiêu phụ”, Liu Lianwei – chuyên gia thủy lợi làm việc ở đập Tam Hiệp nói.

Dự án đập Tam Hiệp là kết quả của quá trình nghiên cứu và điều tra khoa học, thiết kế trong suốt 40 năm. Cuối những năm 1950, Trung Quốc đã mời 126 chuyên gia Liên Xô đánh giá, lập kế hoạch xây dựng đập Tam HIệp.

Năm 1983, báo cáo về tính khả thi của dự án đập Tam Hiệp cho rằng, chỉ nên đặt mực nước dự trữ của đập là 150 mét. Không lâu sau, mực nước dự trữ được thay đổi thành 180 mét. Đến năm 1992, Trung Quốc chính thức phê chuẩn việc xây dựng đập Tam Hiệp.

Việc xây dựng đập Tam Hiệp được rút ra từ những sai lầm trong việc xây dựng đập Tam Môn Hiệp trên sông Hoàng Hà – con sông dài thứ 2 Trung Quốc.

Đập Tam Môn Hiệp đi vào hoạt động từ năm 1960 và giúp giảm thành công lũ ở hạ lưu. Tuy nhiên, do thiếu tính toán trong thi công, một lượng lớn trầm tích đã tích tụ ở thượng nguồn, lòng sông Hoàng Hà bị nâng cao khiến lũ đổ về đập Tam Môn Hiệp ngày càng khó kiểm soát.

Một cổng xả nước của đập Tam Hiệp (ảnh: SCMP)

Một cổng xả nước của đập Tam Hiệp (ảnh: SCMP)

Theo các chuyên gia Trung Quốc, đập Tam Hiệp được thiết kết bền vững đến mức có thể chịu nổi một vụ tấn công hạt nhân.

“Đập Tam Hiệp được thiết kế và xây dựng với lượng lớn bê tông cốt thép. Nó rất chắc chắn và có khả năng trụ vững trước một vụ tấn công hạt nhân”, Zhang Boting – Phó Tổng thư ký Hiệp hội Kỹ thuật Thủy điện Trung Quốc – phát biểu.

Để bảo đảm khả năng kiểm soát lũ của đập Tam Hiệp, Trung Quốc đặc biệt hạn chế việc xây dựng các công trình, nhà máy lớn dọc sông Dương Tử. Việc trồng rừng nhằm tránh sạt lở đất cũng như thu gom rác, rong rêu ở sông Dương Tử được chú trọng.

Tuy nhiên, tác động đến môi trường sinh thái của đập Tam Hiệp vẫn là rất lớn. Nhiều loài cá ở Dương Tử đang giảm dần số lượng và thậm chí là tuyệt chủng sau khi đập Tam Hiệp được xây dựng.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhà máy thủy điện lớn thứ 7 thế giới của TQ hoạt động, ”gánh” bớt lũ cho đập Tam Hiệp

Sau 72 giờ chạy thử nghiệm, đơn vị phát điện đầu tiên của nhà máy thủy điện Ô Đông Đức, nằm trên ranh giới tỉnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – CGTN, SCMP ([Tên nguồn])
Đập Tam Hiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN