Đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ: Đã bắt giữ hơn 77.00 người

Trong ngày 2.7, Thổ Nhĩ Kỳ đã ra lệnh truy nã đối với 82 quân nhân. Đây là một phần của chiến dịch truy bắt kéo dài suốt 3 năm qua.

Đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ: Đã bắt giữ hơn 77.00 người - 1

Quân cảnh và lực lượng đặc biệt Thổ Nhĩ Kỳ đang áp giải hơn 500 đối tượng bị tình nghi đảo chính, bao gồm các tướng lĩnh và lính không quân, tới tòa án xét xử tại thủ đô Ankara vào 1.8.2017 (Ảnh: AP)

Thông tin từ cơ quan thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu cho biết, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ trong ngày 7.2 đã ra lệnh truy nã đối với 82 quân nhân, bị tình nghi có liên hệ với mạng lưới mà Ankara cáo buộc đã tiến hành âm mưu đảo chính vào năm 2016. 

Chính phủ Ankara cáo buộc giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, hiện đang sống lưu vong tại Mỹ từ năm 1999, là người chủ mưu kế hoạch đảo chính vào năm 2016. Ông Gulen đã phủ nhận mọi dính líu của mình vào vụ việc trên.

Theo hãng tin Anadolu, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang theo dõi 42 đối tượng tình nghi trong một chiến dịch được khởi động tại tỉnh Izmir ở bờ biển phía Tây nước này, và lan sang 17 tỉnh thành khác. Hãng tin này cũng cho biết các đối tượng tình nghi đã liên hệ với các thành viên trong mạng lưới của giáo sĩ Gulen thông qua các bốt điện thoại công cộng.

40 đối tượng tình nghi còn lại, bao gồm cả các binh lính đang tại ngũ, cũng đang bị truy nã trong một chiến dịch bắt đầu tại tỉnh miền trung Konya, và cũng đồng thời diễn ra ở 25 tỉnh thành khác.

Gần 3 năm sau khi cuộc đảo chính thất bại, hơn 77.000 người đã bị bắt giữ để chờ xét xử, trong khi 150.000 người khác từ các ngành dịch vụ dân sự, quân sự và nhiều lĩnh vực khác đã bị sa thải hoặc đình chỉ công việc trước sự đàn áp của chính quyền. Cho đến bây giờ, các chiến dịch truy quét trên diện rộng vẫn được tiến hành một cách thường xuyên.

Các nhóm nhân quyền và các đồng minh phương Tây của Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án phạm vi của cuộc đàn áp này, khi cho rằng chính quyền Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã lợi dụng cuộc đảo chính thất bại trên làm cái cớ để đàn áp các tiếng nói bất đồng chính kiến.

Chính phủ Ankara cho biết những biện pháp này là cần thiết do trọng lượng từ mối đe dọa mà Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối mặt, và tuyên bố sẽ quét sạch mạng lưới của giáo sĩ Gulen ra khỏi nước này.

Lực lượng ”ghê gớm” nhất đập tan đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ

Binh sĩ đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ không thể ngờ được rằng, lực lượng chống lại họ hiệu quả nhất lại chính...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - Reuters ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN