Đảng cầm quyền thất thế, ông Macron có động thái "cản đường" phe cực hữu? 

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Liên minh cầm quyền của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ rút khoảng 60 ứng viên trước vòng bỏ phiếu thứ 2 nhằm ngăn đảng Tập hợp quốc gia (RN) cực hữu giành đa số ghế trong Quốc hội.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron giải tán Quốc hội, tổ chức tổng tuyển cử với hi vọng đảo ngược xu hướng trỗi dậy của phe cực hữu. Nhưng kết quả vòng 1 cho thấy điều ngược lại.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron giải tán Quốc hội, tổ chức tổng tuyển cử với hi vọng đảo ngược xu hướng trỗi dậy của phe cực hữu. Nhưng kết quả vòng 1 cho thấy điều ngược lại.

Theo hãng thông tấn Nga TASS, đây là tuyên bố được Thủ tướng Pháp Gabriel Attal đưa ra sau vòng bỏ phiếu đầu tiên hôm 30/6. Ông Attal là đồng minh thân cận của Tổng thống Macron.

"Chúng tôi đã đưa ra lựa chọn này sau vòng bỏ phiếu đầu tiên tại hơn 60 khu vực bầu cử. Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ rút một số ứng viên vì sự hiện diện của họ sẽ cản trở ứng viên đảng khác đánh bại đảng RN", ông Attal cho biết.

Theo kết quả thăm dò sau bầu cử, đảng RN cực hữu của nữ chính trị gia Marine Le Pen giành được 33% số phiếu bầu. Liên minh cánh tả (NPF) giành được 28,5% số phiếu bầu. Đảng cầm quyền theo đường lối trung dung của ông Macron chỉ giành được 22% số phiếu bầu.

Nữ chính trị gia Pháp Marine Le Pen vui mừng sau khi đảng RN chiến thắng trong cuộc bầu cử vòng 1.

Nữ chính trị gia Pháp Marine Le Pen vui mừng sau khi đảng RN chiến thắng trong cuộc bầu cử vòng 1.

Theo báo Mỹ Politico, với kết quả này, đảng cầm quyền của ông Macron gần như không có cách nào để có thể thể giành được đa số ghế trong Quốc hội. Do đó, quyết định giải tán Quốc hội của ông Macron vào đầu tháng trước đã đem đến kết quả không như mong đợi.

Nếu không có bất ngờ trong cuộc bầu cử vòng 2, đảng RN cực hữu gần như chắc chắn sẽ kiểm soát Quốc hội và được quyền thành lập chính phủ. Khi đó, Pháp sẽ do chính phủ có quan điểm trung lập trong vấn đề xung đột ở Ukraine điều hành. Chính phủ mới cũng có xu hướng đưa ra chính sách trái ngược với Liên minh châu Âu (EU) và NATO, giống như Hungary hay Slovakia.

Tuần trước, ông Macron cảnh báo phe cực hữu hay liên minh cánh tả (LPF) chiến thắng trong bầu cử đều có nguy cơ đẩy Pháp vào "nội chiến".

Nhưng với kết quả mới, đảng cầm quyền của ông Macron dường như chỉ có thể ngả về liên minh cánh tả nếu muốn ngăn chặn phe cực hữu kiểm soát chính phủ.

Đảng RN cực hữu của bà Le Pen đang đứng trước cơ hội chiếm đa số ghế trong Quốc hội để thành lập chính phủ mới.

Đảng RN cực hữu của bà Le Pen đang đứng trước cơ hội chiếm đa số ghế trong Quốc hội để thành lập chính phủ mới.

Theo hãng truyền thông DW của Đức, đảng RN cực hữu được dự báo giành được 240 - 270 ghế trong Quốc hội Pháp, thấp hơn một chút so với mức 289 ghế cần thiết để chiếm đa số ghế.

Để đạt đa số tuyệt đối, đảng đối lập của bà Le Pen sẽ phải tìm kiếm thỏa thuận với đảng Cộng hòa Pháp (LR). Trong cuộc bầu cử vòng 1, đảng LR gây thất vọng khi chỉ giành được hơn 10% số phiếu, tương ứng với 30 - 50 ghế trong Quốc hội.

Tháng trước, Chủ tịch đảng LR, ông Eric Ciotti để ngỏ khả năng thành lập liên minh với đảng cực hữu của bà Le Pen. "Chúng tôi có quan điểm giống nhau nên mọi người hãy ngừng bịa ra mâu thuẫn trong tưởng tượng", ông Ciotti nói trên kênh truyền hình Pháp TF1, theo Reuters.

Nguồn: [Link nguồn]

Đảng Tập hợp quốc gia (RN) cực hữu của nữ chính trị gia Pháp Marine Le Pen đã giành chiến thắng lịch sử trong cuộc bầu cử Quốc hội Pháp vòng 1 hôm 30/6.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN