Chuyên gia Mỹ tiết lộ dần vũ khí tối tân của Nga trong cuộc xung đột với Ukraine

“Trong số các hệ thống vũ khí quan trọng và hiệu quả nhất của Nga trên mặt trận hiện tại, tôi có thể kể đến hệ thống tên lửa Pantsir-S1, máy bay không người lái (UAV) cảm tử Lancet, xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M, trực thăng tấn công KA-52 và hệ thống pháo binh”, Sputnik dẫn lời ông Brian Berletic - người từng là nhà nghiên cứu, nhà văn địa chính trị độc lập của Thủy quân lục chiến Mỹ.

Hệ thống tên lửa Pantsir S-1

Theo các nhà sản xuất vũ khí Nga, hệ thống súng và tên lửa phòng không Pantsir-S1 được thiết kế để bảo vệ các khu vực nhỏ, các cơ sở quân sự và hành chính - công nghiệp, chống lại các máy bay cánh cố định và trực thăng, tên lửa hành trình, các loại các loại bom đạn chính xác.

Bên cạnh đó, Pantsir-S1 cũng hỗ trợ các đơn vị phòng không chống lại các cuộc không kích lớn. Hệ thống tên lửa tầm thấp cơ động có thời gian phản ứng nhanh và hỏa lực cao nhờ sự kết hợp giữa pháo và tên lửa.

Hệ thống tên lửa Pantsir-S1 được đánh giá là một nền tảng di động cung cấp khả năng phòng không cực hiệu quả. Ảnh: Sputnik

Hệ thống tên lửa Pantsir-S1 được đánh giá là một nền tảng di động cung cấp khả năng phòng không cực hiệu quả. Ảnh: Sputnik

Về vũ khí này, chuyên gia quân sự Mỹ chia sẻ: “Hệ thống tên lửa Pantsir-S1 là một nền tảng di động cung cấp khả năng phòng không cực hiệu quả. Trong các cuộc xung đột gần đây, chúng tôi đã thấy hệ thống đánh chặn được một số loại vũ khí khác, từ máy bay không người lái, tên lửa hành trình đến tên lửa đạn đạo, thậm chí là tên lửa dẫn đường HIMARS. Đó là minh chứng cho khả năng phòng không của Nga”.

UAV cảm tử Lancet

UAV Lancet có khả năng bay vòng quanh khu vực được nhận định là mục tiêu tiềm năng khi đang ở chế độ tìm kiếm. Khi tìm thấy mục tiêu, Lancet sẽ tấn công như một tên lửa không đối đất được dẫn đường và tự hủy bằng khối thuốc nổ được gắn trên chính thiết bị này.

Được thiết kế bởi ZALA Aero - một trong những công ty thuộc Tập đoàn Kalashnikov, UAV Lancet có đuôi hình chữ X kép giúp tăng cường khả năng cơ động và sự ổn định khi ở chế độ lao xuống.

Hồi tháng 4/2021, mẫu UAV này đã tham gia hoạt động trên chiến trường Syria. Thời điểm đó, Lancet có biệt danh là "Kalashnikov bay" (hay AK-47 bay) do đặc tính đơn giản, dễ sử dụng, độ tin cậy và hiệu quả cao.

“Đây là một trong những UAV đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong xung đột, có khả năng phá hủy mọi thứ, từ pháo binh, xe tăng đến hệ thống phòng không và bộ radar phản công.

Hình ảnh UAV Lancet-3. Ảnh: Sputnik

Hình ảnh UAV Lancet-3. Ảnh: Sputnik

Tầm bắn xa và số lượng lớn cho phép lực lượng Nga có thể phá hủy các vũ khí tầm xa của đối phương, đặc biệt là pháo binh mà binh sĩ Nga và trang thiết bị không gặp nguy hiểm”, ông Berletic nhấn mạnh.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90

Theo thông tin trên Sputnik, T-90 là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ ba, được kế thừa các công nghệ của T-72. Được thiết kế vào những năm 1990, T-90 đã trải qua nhiều lần nâng cấp và trờ thành một trong các xe tăng chiến đấu chủ lực thành công nhất về mặt thương mại trên thị trường toàn cầu.

T-90M “Proryv” (Đột phá) được sản xuất bởi Tập đoàn Uralvagonzavod - một trong những công ty hàng đầu của Nga trong ngành chế tạo máy chất lượng cao. Xe tăng được trang bị pháo nòng trơn 125mm tăng cường độ chính xác, với hệ thống nạp đạn tự động giúp đơn giản hóa và tăng tốc quá trình bắn trong khi chiến đấu.

T-90M cũng được trang bị súng máy 12,7mm điều khiển từ xa. Đáng chú ý, mẫu xe tăng này có thể chống chịu tốt khi đối mặt với các loại đạn thông thường, vũ khí dẫn đường chính xác và tên lửa chống tăng.

Xe tăng T-90M Proryv trong cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng lần thứ 77 ở Moscow (Nga) hồi tháng 5/2022. Ảnh: Sputnik

Xe tăng T-90M Proryv trong cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng lần thứ 77 ở Moscow (Nga) hồi tháng 5/2022. Ảnh: Sputnik

“Nga luôn chế tạo ra những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực nổi tiếng thế giới, dù là T-34 trong Thế chiến II hay  T-55 và T-72 sau này hiện vẫn còn phổ biến trên khắp thế giới. Tuy nhiên, T-90M là đại diện đỉnh cao của thiết giáp Nga đã được thử nghiệm trên chiến trường.

Mẫu xe tăng này có khả năng phát hiện và đánh trúng mục tiêu dù ban ngày hay ban đêm, ngay lần bắn đầu tiên ở khoảng cách lên tới 4 km, hoặc 5 km nếu sử dụng tên lửa dẫn đường chống tăng phóng từ xe tăng”, ông Berletic nhận định về T-90M.

Vị chuyên gia nói thêm: “Kể cả khi T-14 Armata ra đời,T-90M vẫn là một trong những xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất trên thế giới”.

Trực thăng tấn công Ka-52

Trực thăng “cá sấu” Ka-52 là máy bay trực thăng trinh sát và chiến đấu thế hệ tiếp theo được thiết kế bởi Cục thiết kế Kamov. Vũ khí này rất nhanh và có khả năng cơ động cao, một phần nhờ vào cánh quạt đồng trục.

Nhiệm vụ chính của Ka-52 là tiêu diệt các phương tiện bọc thép và không bọc thép, binh sĩ và trực thăng của đối phương cả trên tiền tuyến và theo chiều sâu chiến thuật.

Ka-52 có buồng lái hai chỗ ngồi và có thể được điều khiển bởi một trong hai phi công. Ngoài ra, máy bay còn được trang bị các thiết bị tối tân giúp đối phó hiệu quả với các cuộc tấn công điện tử của đối phương.

Hình ảnh trực thăng "cá sấu" Ka-52. Ảnh: Sputnik

Hình ảnh trực thăng "cá sấu" Ka-52. Ảnh: Sputnik

Theo nhận định của ông Berletic, trực thăng tấn công Ka-52 đã thu hút sự chú ý của cả các nhà phân tich phương Tây vì vai trò của nó trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công của lực lượng Ukraine được trang bị vũ khí và do NATO huấn luyện, bằng cách sử dụng nhiều loại tên lửa chống tăng dẫn đường có tầm hoạt động vượt xa các hệ thống phòng không di động mà Kiev đang triển khai dọc chiến tuyến.

Pháo binh Nga

“Cuối cùng, pháo binh Nga nói chung - một khía cạnh của chiến trang hiện đại mà Nga đã đầu tư mạnh trong nhiều thập kỷ - có thể là một trong những vũ khí chiến đấu quan trọng và đáng gờm nhất của nước này”, ông Berletic nêu ý kiến.

Cựu lính thủy đánh bộ lưu ý, pháo binh Nga với chất lượng và số lượng cho phép phá hủy hệ thống phòng thủ của đối phương từ xa, giảm thiểu tổn thất của Moscow, đồng thời ngăn cản đối phương tiếp cận các vị trí của họ.

Theo quan điểm của ông Berletic, lợi thế về pháo binh của Nga không chỉ tạo ra lợi thế về mặt chiến thuật và chiến lược cho Nga trên chiến trường mà còn tạo ra vị thế sức mạnh về địa chính trị.

Pháo binh Nga khai hỏa. Ảnh: Creative Commons

Pháo binh Nga khai hỏa. Ảnh: Creative Commons

Gần đây, báo chí chính thống của Mỹ cho biết các lệnh trừng phạt của phương Tây không thể cản trở việc sản xuất đạn pháo và các loại vũ khí khác của Nga. Trên thực tế, lĩnh vực quốc phòng của Nga đã tăng cường đáng kể năng lực sản xuất kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Theo ước tính của báo chí Mỹ, Nga hiện sản xuất số lượng đạn dược nhiều gấp 7 lần so với toàn bộ phương Tây.

Nguồn: [Link nguồn]

Ukraine mạnh hơn nhờ vũ khí phương Tây, vì sao phòng tuyến của Nga vẫn hiệu quả?

Dù quân đội Ukraine đã tăng sức mạnh nhờ vũ khí hiện đại của phương Tây, một tướng quân đội nước này vẫn phải thừa nhận, hệ thống phòng thủ của Nga gây khó khăn cho...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đinh Kim (Sputnik) ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN