Trộm chui vào vơ vét lăng mộ hoàng tộc Trung Hoa, không ngờ phần bỏ sót mới là kho báu lớn

Nạn trộm mộ trong lịch sử Trung Hoa là điều mà các nhà khảo cổ luôn lo ngại mỗi khi khám phá bất kì ngôi mộ nào. Tuy nhiên, không phải tất cả những lăng mộ bị kẻ trộm viếng thăm đều trở nên trống rỗng, đôi khi bọn trộm đã bỏ lỡ báu vật mà không hay biết.

Lối vào ngôi mộ Gia Luật Vũ.

Lối vào ngôi mộ Gia Luật Vũ.

Năm 1992, một nhóm những kẻ trộm mộ xâm phạm lăng mộ của Gia Luật Vũ (890 – 941), thuộc tộc người Khiết Đan. Gia Luật Vũ, một trong các hoàng tử của triều đại nhà Liêu và là em họ của Gia Luật A Bảo, hoàng đế khai quốc nhà Liêu trong lịch sử Trung Hoa.

Nhà Liêu tồn tại hơn 200 năm, kiểm soát vùng đông bắc và bắc Trung Quốc ngày nay, từng nhiều lần đem quân đánh nhà Tống ở Trung Nguyên.

Lăng mộ Gia Luật Vũ từng tồn tại nguyên vẹn suốt hơn 1.000 năm, nhờ được đặt ở nơi hẻo lánh, bao quanh là núi.

Những kẻ trộm mộ sau khi xâm nhập đã xới tung khu lăng mộ, tìm cách vơ vét của cải, xâm phạm quan tài người đã khuất. Các nhà khảo cổ Trung Quốc khi đó nghĩ rằng, lẽ nào lăng mộ đã hoàn toàn trống rỗng, theo Sohu.

Lớn trong giai đoạn cuối thời nhà Đường và đầu thời Ngũ đại Thập quốc, Gia Luật Vũ theo Gia Luật A Bảo chinh chiến suốt nhiều năm, chinh phục vương quốc Bột Hải (nay là hai tỉnh Cát Lâm, Liêu Ninh của Trung Quốc), lập ra nước Đông Đan để thống trị.

Một khu vực khai quật của các nhà khảo cổ bên trong lăng mộ.

Một khu vực khai quật của các nhà khảo cổ bên trong lăng mộ.

Nhờ công trạng với nhà Liêu, Gia Luật Vũ được phong vương, sống cuộc đời vương giả đến khi qua đời.

Gia Luật Vũ được chôn cất tại một địa điểm hẻo lánh thuộc thành phố Xích Phong, nơi từng là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của triều đại nhà Liêu (nay là khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc).

Xung quanh lăng mộ Gia Luật Vũ là 3 mặt giáp núi. Những ngọn núi ở đây trùng trùng điệp điệp xen kẽ với những khe suối, nhìn từ xa trông như những vết nứt.

Lăng mộ tồn tại qua nhiều giai đoạn biến động của lịch sử, từ khi người Nữ Chân lập ra nhà Kim, thôn tính nước Liêu, cho đến thời hiện đại ngày nay.

Không lâu sau khi những kẻ trộm xới tung lăng mộ Gia Luật Vũ, các nhà khảo cổ Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ Nội Mông đã tới khảo sát,

Các nhà khảo cổ vô cùng ngỡ ngàng trước kiến trúc độc đáo và sự xa hoa cầu kỳ trong lăng mộ. Toàn bộ thành hầm mộ đều được lát bằng gạch tráng men xanh lục, vẫn sáng lấp lánh dưới ánh đèn. Đây là điều chưa từng thấy ở bất cứ ngôi mộ hoàng tộc nào từng được khai quật trong khu vực.

Lăng mộ được xây dựng với hai cánh cửa bằng đá, chiều cao hơn đầu người. Một cánh cửa bị những kẻ trộm mộ dỡ xuống để bước qua. Phần mặt trên cánh cửa đá bị mất hết dấu tích hoa văn.

Chiếc cửa đá còn lại vẫn còn nguyên vẹn, in rõ hình vẽ một vị thần với kích cỡ như người thật, tay cầm kiếm, khuôn mặt dữ dằn.

Những hiện vật bằng vàng được các nhà khảo cổ Trung Quốc thu thập trong lăng mộ.

Những hiện vật bằng vàng được các nhà khảo cổ Trung Quốc thu thập trong lăng mộ.

Theo các nhà khảo cổ, trong mộ có một lỗ hổng lớn do những kẻ trộm mộ tạo ra để đưa các cổ vật ra ngoài, xung quanh mộ ngổn ngang những tấm lụa rách nát. Quan tài chứa thi hài Gia Luật Vũ bị xâm phạm, để lộ xương cốt người quá cố.

Lớp gạch men trên tường cũng bị nứt vỡ do tác động của những kẻ trộm mộ. Chứng kiến cảnh tượng như vậy các nhà khảo cổ Trung Quốc vô cùng đau xót, theo Sohu.

Tưởng như ngôi mộ đã bị những kẻ trộm cuỗm hết của cải, các nhà khảo cổ quyết định thử vận may bằng cách đào sâu hơn nữa trong lăng mộ. Họ vô cùng mừng rỡ khi phát hiện còn những căn phòng cất giữ cổ vật chưa bị xâm phạm.

Hóa ra những kẻ trộm chỉ mới khám phá phần "ngoài rìa" của lăng mộ. Các cổ vật được khai quật thêm bao gồm vàng bạc châu báu, mã não hổ phách, các vũ khí như kiếm và gươm.

Theo Sohu, lăng mộ Gia Luật Vũ lúc bấy giờ được coi là “một trong 10 phát hiện khảo cổ hàng đầu Trung Quốc”.

Các nhà khảo cổ còn dự đoán, những hiện vật mà bọn trộm mộ lấy đi thực tế không có giá trị quá lớn, bao gồm một số ít các đồ trang sức bằng vàng, cũng như các món tượng trưng cho đồ dùng hàng ngày.

Đây được coi là vụ trộm mộ hài hước nhất trong lịch sử Trung Hoa, những kẻ trộm mộ “ngu ngốc” chỉ biết lấy đi những thứ trước mắt, không nghĩ rằng còn cả một kho báu ẩn sâu bên trong, theo Sohu.

Điều đáng tiếc là quan tài của Gia Luật Vũ đã bị phá hoại. Nhiều cổ vật có khắc chữ bị hủy hoại, khiến các nhà khảo cổ không thể tìm hiểu thêm về các thông tin lịch sử quý giá.

Số vàng bạc châu báu và cổ vật còn lại có giá trị văn hóa lớn, nay được coi là bảo vật cấp quốc gia của Trung Quốc.

__________________

Mời độc giả đón đọc bài dài kỳ 3 xuất bản 0 giờ 30 phút ngày 25.9, kể về câu chuyện kẻ trộm mộ dày công sức suốt 20 năm để đánh cắp bằng được kho báu trong ngô mộ cổ thời nhà Hán, dẫn đến kết cục bất ngờ.

Nguồn: [Link nguồn]

Kẻ trộm mộ xui xẻo nhất lịch sử Trung Hoa: Nằm bên châu báu suốt ngàn năm

Tìm thấy lăng mộ công chúa thời Đường với vô số của cải và châu báu, kẻ trộm mộ xui xẻo nhất lịch sử Trung Hoa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN