“Chiến dịch Huyết Tử” của Đế Quốc Nhật

“Người Mỹ đến càng sớm càng tốt. Trăm triệu người sẽ chết trong kiêu hãnh”. Đó là câu khẩu hiệu của người Nhật trong mùa Hè năm 1945. Người Nhật âm thầm hành động, không hề phản kháng. Tiếp tục chiến đấu không còn là vấn đề tư duy quân sự Nhật Bản mà nó là một khía cạnh văn hóa và tâm lý của nước này.

Chiến lược phòng thủ

Với phần lớn sức mạnh quân sự Nhật ở nước ngoài và sản xuất công nghiệp không ngừng hứng chịu không kích của Mỹ, phòng thủ đảo quốc Nhật trở thành một thách thức khổng lồ cho Tổng bộ chỉ huy đế quốc Nhật (IGHQ). Ngày 8/4/1945, IGHQ hạ lệnh (có hiệu lực từ ngày 15/4) kích hoạt các Tập đoàn quân số 1, 2 chịu trách nhiệm cho việc phòng thủ trên bộ đảo quốc Nhật Bản. Ngày 8/4/1945, IGHQ hạ lệnh kích hoạt Quân đoàn không quân (có hiệu lực từ 15/4).

Cùng lúc đó IGHQ hạ lệnh tiến hành Chiến dịch Huyết Tử, chia lãnh thổ Nhật Bản thành 7 khu nhằm mục đích tiến hành các trận đánh quyết định cuối cùng. Chiến lược Huyết Tử được vạch ra vào ngày 8/4/1945 trong Chỉ thị quân đội với tuyên bố rằng quân đội Thiên hoàng sẽ nghiền nát quân Mỹ khi giặc ngoại xâm trên biển.

Các nhà sư Nhật học cách chiến đấu bằng súng trường và lưỡi lê dưới sự giám sát của một sĩ quan Nhật. Ảnh nguồn: Warfare History Network.

Các nhà sư Nhật học cách chiến đấu bằng súng trường và lưỡi lê dưới sự giám sát của một sĩ quan Nhật. Ảnh nguồn: Warfare History Network.

Ban đầu họ lập kế hoạch hủy diệt càng nhiều tàu sân bay càng tốt, sử dụng các lực lượng tấn công đặc biệt của không quân, hải quân. Khi các lực lượng đổ bộ tiếp cận phạm vi các căn cứ không quân nội địa thì toàn bộ sức mạnh không chiến sẽ được triển khai tấn công cả ngày lẫn đêm chống lại các tàu đổ bộ. Một khi các lực lượng Mỹ đổ bộ thành công thì họ sẽ bị quân đội Thiên Hoàng đánh tan tác nhằm tìm kiếm chiến thắng quyết định. Mục tiêu chính của chiến dịch trên bộ là tiêu diệt lực lượng đổ bộ Mỹ trên biển. Chiến dịch Huyết Tử được thiết kế như một nỗ lực phòng thủ chung toàn diện với sự tham gia của lục, hải, không quân Nhật.

Kế hoạch căn bản của Chiến dịch Huyết Tử kêu gọi hải quân phòng thủ duyên hải bằng cách tấn công các đội tàu địch với sự kết hợp các lực lượng mặt nước, tàu ngầm và không quân. Quân đoàn không quân sẽ hợp tác chặt chẽ với hải quân trong việc xác định các hoạt động vận tải Mỹ và hủy diệt chúng trên biển. Bên cạnh đó nếu chiến đấu trên biển không kết thúc thành công thì sẽ chuyển sang chiến tranh nội địa. Khi đó, các đơn vị cảnh vệ và các quân đoàn phỏng thủ dân sự đóng vai trò là hạt nhân sẽ được triển khai trong vai trò lính kháng chiến nội địa. Họ sẽ diệt địch thông qua chiến tranh du kích, gián điệp, xáo trộn những khu vực tiếp tế, phong tỏa nguồn cung khi các lực lượng địch đổ bộ lên đảo.

Chiến dịch Huyết Tử được phân làm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là chuẩn  bị phòng thủ và tổ chức các đơn vị quân tiếp tục xuyên suốt tháng 7/1945. Giai đoạn hai và ba chưa từng hoàn tất vì đã kết thúc chiến tranh. Do đó nếu được thực hiện cả 3 giai đoạn thì ngày X sẽ được triển khai khi các kế hoạch phòng thủ hoàn tất.

Cũng xin nhắc qua về chiến dịch Olympic khi đó các lực lượng Mỹ sẽ đổ bộ chống lại Tập đoàn quân số 2. Khu vực phòng thủ của Tập đoàn quân số 2 là phần phía Tây và các hòn đảo Shikoku và Kyushu. Chỉ trong vòng 3 ngày được kích hoạt, ngày 18/4/1945, Tập đoàn quân số 2 đã thiết lập trụ sở thường trực ở Hiroshima. Tập đoàn quân số 2 chỉ huy các tập đoàn quân khu số 15 và 16 (tương đương quân đội dã chiến Mỹ). 7 khu kiến tạo nên Chiến dịch Huyết Tử cùng có các kế hoạch phòng thủ riêng.

Tập đoàn quân số 2 ước tính rằng Mỹ sẽ mở rộng căn cứ ở Okinawa bằng cách thành lập các căn cứ không quân và bắt đầu tấn công quần đảo Nhật Bản qua phía Nam Kyushu. Người Nhật ước tính chính xác rằng mục tiêu của Mỹ là đảm bảo cho Kagoshima Wan trở thành nơi neo đậu an toàn cho việc xây dựng lực lượng. Tình báo Nhật Bản ước tính rằng Mỹ có thể xâm lược vào tháng 10 hoặc tháng 11/1945 khi đó cần tới sức mạnh của 10 sư đoàn.

Mục tiêu của Chiến dịch Huyết Tử là gây thương vong lớn cho các lực lượng Mỹ tiến tới làm giảm ý chí của người dân Mỹ tiếp tục chiến đấu đòi Nhật đầu hàng vô điều kiện. Tuyên bố này cho thấy rõ ràng vào mùa Hè 1945, các chiến lược gia Nhật đã xác định ý chí của người dân Mỹ là trọng tâm chiến lược của Mỹ, và điểm dễ bị tổn thương nghiêm trọng là nguyên nhân gây ra thương vong cao.

Phòng thủ đảo Kyushu

Người ta thường thừa nhận rằng Mỹ sẽ đổ bộ ban đầu lên Kyushu nên Tập đoàn quân số 16 được ưu tiên tiếp nhận vật tư và xây dựng sức mạnh quân đội. Việc xây dựng công sự cũng được chú trọng. Trong chiến dịch Huyết Tử, Quân khu 16 cũng tự lên kế hoạch phòng thủ chi tiết của riêng mình. Nổi tiếng với tên gọi Chiến dịch Mutsu, kế hoạch của Quân khu 16 đã phân Kyushu thành 3 phần với 7 sư đoàn phụ. Quân khu 16 ước tính rằng nỗ lực đổ bộ chính của người Mỹ là trực tiếp chống lại bờ biển Đông Nam gần Miyazaki, với cuộc tấn công thứ cấp dự kiến được thực hiện tại Ariake Wan và dọc theo bờ biển Tây Nam tại Fugiachi Hama thuộc bán đảo Satsuma. Chiến dịch Mutsu số 1 được ưu tiên hơn các chiến dịch khác. Người Nhật cực kỳ chính xác khi lần ra các khu vực đổ bộ của người Mỹ.

Được triển khai khắp Kyushu và những hòn đảo lân cận, Quân đoàn 16 có 3 đội quân và 2 lực lượng đặc nhiệm với tổng cộng 15 sư đoàn, 7 lữ đoàn hỗn hợp độc lập, 3 lữ đoàn tăng độc lập và đơn vị pháo. Trong trường hợp có giặc ngoại xâm, Quân đoàn 16 sẽ tập trung lực lượng gồm các sư đoàn quân dự bị và 3 lữ đoàn tăng. Nhiệm vụ của họ là diệt địch càng sớm càng tốt sau khi đổ bộ ban đầu thành công. Các nhóm được giao nhiệm vụ phòng thủ bờ biển có chức năng ngăn chặn quân thù, trong khi lính dự bị sẽ tập trung cho trận đánh quyết định hoặc trong một số trường hợp họ sẽ cầm cự trong thời gian dài cho đến khi giành chiến thắng quyết định ở một số khu vực khác. Những vị trí phòng thủ trên đảo Kyushu được xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc căn bản để chống Mỹ, đó là: 1) Các vị trí nên được xây dựng ngoài phạm vi bắn phá của hải quân địch; 2) Nên xây dựng các vị trí trong hang động để chống lại không kích; 3) Chọn vùng đất cao khiến tăng phun lửa không thể tiếp cận được.

Kế hoạch ban đầu của người Nhật là kêu gọi cung cấp cho mỗi sư đoàn 1 đơn vị hỏa lực chiến lược, đến tháng 7/1945, số lượng này thuộc quyền sở hữu của các quân đội khu vực. Một đơn vị hỏa lực thường được hiểu là có đủ nguồn cung trong suốt 3 tháng. Cụ thể 1000 viên đạn/mảnh đất, 25.000 viên đạn/ khẩu súng máy, và 240 viên đạn/khẩu súng trường. Đến tháng 8/1945 khi quân số tăng lên thì số lượng kho đạn dược giảm còn ½ cho mỗi đơn vị.

Nếu quân Mỹ đổ bộ, các máy bay sẽ được tung ra theo từng đợt, nôm na là mỗi giờ sẽ có từ 300 đến 400 chiếc. Nhưng chỉ có 8.000 phi công trong tư thế sẵn sàng. Dù không được đào tạo bài bản như các phi công Mỹ, nhưng các phi công Nhật cũng khét tiếng về kỹ thuật tác chiến cảm tử của họ. Khi chiến cuộc kết thúc, Nhật có xấp xỉ 12.725 máy bay. Lục quân có 5.651 chiếc và Hải quân có 7.074 chiếc. Các hoạt động hải quân chống lại hạm đội tàu ngoại xâm sẽ được tiến hành theo 2 giai đoạn. Đầu tiên sẽ bao gồm việc tiêu hao hạm đội Mỹ khi nó tiếp cận đảo quốc Nhật. 38 tàu ngầm còn lại của Nhật Bản sẽ cố gắng tiêu diệt càng nhiều tàu vận tải địch càng tốt. Chúng được dùng làm bệ phóng cho ngư lôi tự sát có người lái mang tên “Kaitens”.

Ngoài ra các tàu ngầm 5 người mang tên “Koryu” cũng triển khai 2 ngư lôi hoặc đầu nổ để đánh cảm tử. Hải quân Nhật dự định có 540 Koryu sử dụng vào thời điểm giặc đổ bộ. Khi quân xâm lược tiếp cận các khu vực đổ bộ, giai doạn thứ 2 sẽ hình thành. 19 tàu khu trục sống sót sẽ tấn công các tàu vận tải Mỹ tại các bãi biển. Các tàu tấn công cảm tử được gọi là “Shinyo” sẽ chở theo 249,4 kg thuốc nổ giấu ở mũi tàu, sẽ tấn công địch dọc theo bờ biển.

Theo một ước tính thì hải, lục quân Nhật có tổng cộng 3.300 tàu tấn công cảm tử đặc biệt. Cuối cùng còn phải kể đến lực lượng người nhái “Fukuryu” thường lặn ở độ sâu 9m. Fukuryu nằm ở hàng ngoài cùng chuyên thả mìn đã neo hoặc mang mìn đến các tàu đi qua gần họ. Gần bờ hơn có 3 hàng thợ lặn luôn giữ ở khoảng cách hoạt động cách nhau 18m. Hang ổ đưới nước của Fukuryu được làm bằng bê tông kiên cố với các cửa sắt. Có khoảng 18 thợ lặn đóng đô trong mỗi “hang cáo” như thế.

Những địa điểm đổ bộ chính của quân Mỹ trên đảo Kyushu. Các tài liệu tình báo được giải mật gần đây cho thấy người Nhật đã không chuẩn bị tốt. Ảnh nguồn: Warfare History Network.

Những địa điểm đổ bộ chính của quân Mỹ trên đảo Kyushu. Các tài liệu tình báo được giải mật gần đây cho thấy người Nhật đã không chuẩn bị tốt. Ảnh nguồn: Warfare History Network.

Phòng thủ bờ biển và công sự

Người Nhật có nhiều kinh nghiệm về cách người Mỹ tiến hành các cuộc tấn công đổ bộ tại mặt trận Thái Bình Dương. Cuối năm 1944, người Nhật cũng biệt phái một toán sĩ quan nhằm hỏi thăm người Đức về cách họ phòng thủ ở Normandy, và cách Đồng Minh tái tấn công để giành lại châu Âu. Từ những kinh nghiệm này mà hàng rào phòng thủ của Nhật trên đảo Kyushu được chia thành 3 khu vực.

Khu vực 1 - Các vị trí bãi biển. Những công sự bờ biển được xây dựng trong các hang động dưới dạng khu ẩn  náu để chống bom, đặc biệt là từ hỏa lực hải quân. Chúng có khả năng tấn công ở cự ly gần và chống lại các cuộc tấn công bằng súng phun lửa, và khí gas. Khu vực 2 - Tiền cảnh. Các chướng ngại vật, những vị trí ẩn nấp, mìn hẹn giờ, và những địa đạo tấn công sử dụng những đặc điểm địa hình tự nhiên nhằm làm chậm cuộc tấn công và chiến đấu ngay trong phòng tuyến địch, nhằm giới hạn hiệu quả của hỏa lực hải quân và yểm trợ tầm gần. Khu vực 3 - Khu kháng chiến chính. Các tiểu đoàn và những đơn vị lớn hơn sẽ chiếm giữ những địa hình then chốt và hoạt động độc lập với nhau. Những vị trí này chủ yếu được tổ chức cho chiến tranh diệt tăng và khai hỏa đủ gần. 

Người Nhật đặc biệt chú ý đến công tác ngụy trang khi xây dựng các pháo đài ngầm. Những vị trí phòng thủ tránh xa tầm quan sát từ trên không, trên bộ và trên biển. Còn có những địa hình chiến đấu giả nhằm mục đích đánh lừa. Các công trình hang động được kiên cố hóa để chống lại hỏa lực hải quân. Mỗi cái hang như thế là nơi chứa nước, đạn dược, nhiên liệu, vũ khí chống tăng, muối, các viên vitamin, và vật tư y tế. Ngoài ra các công sự trên đất liền cũng được xây dựng nhằm củng cố chỗ che giấu những thiết bị hạng nặng như tăng, xe cơ giới, pháo binh hạng năng, cũng như các nhà kho chứa bom, đạn dược và nhiên liệu. Giống như nhiều hòn đảo ở Thái Bình Dương, những kho chứa này không bị tàn phá bởi các cuộc oanh kích của không quân, hải quân Mỹ.

Phòng thủ bán đảo Satsuma

Chiến dịch Mutso số 1 gồm việc phòng thủ phía Nam Kyushu của 2 tập đoàn quân 40 và 57. Khu vực trên đảo Kyushu có nguy cơ dễ bị xâm lược nhất. Đối với khu vực bán đảo Satsuma có sự tham gia bảo vệ của các sư đoàn 146, 206 và 303, ngoài ra còn có Lữ đoàn hỗn hợp độc lập 125 của Tập đoàn quân 40. Giai đoạn phản công sẽ được thực hiện bởi các lực lượng dự bị cơ động thuộc các sư đoàn 25, 57, 77 và 216, cùng với 3 lữ đoàn tăng.

Ngoài ra còn có việc tái triển khai 2 sư đoàn từ Quân khu 15 ở Honshu nhằm tăng cường phản công ở miền Nam Kyushu. Tập đoàn quân 40 đã tập trung nhiều súng cối và pháo binh ở mạn Tây của bán đảo Satsuma thuộc khu vực hành động của Sư đoàn 216. Nhiều đơn vị của Tập đoàn quân 40 được tổ chức và huấn luyện nghèo nàn. Các sư đoàn bộ binh 303 và 206 là đặc biệt kém cỏi. Sư đoàn 77 được dặt dưới sự kiểm soát của Tập đoàn quân 40 và đóng vai trò dự bị ở Bắc Kagoshima Wan.

Sư đoàn 25 được đặt dưới sự kiểm soát của Tập đoàn quân 57, đóng vai trò quân dự  bị ở thành phố Miyakonojo và chuẩn bị phản công khu vực Miyazaki. Nếu có những dấu hiệu ban đầu hướng tới cuộc xâm lược miền Nam Kyushu thì sư đoàn 57 và lữ đoàn tăng độc lập 4 của Tập đoàn quân 56 sẽ rút khỏi Fukuoka và hành quân tới Kirishima. Kế hoạch phòng thủ cũng kêu gọi Quân đoàn dân sự tình nguyện, với sự tham gia của đàn ông từ 15 đến 60 tuổi và phụ nữ từ 17 đến 40. Họ được dạy cách dùng lựu đạn, kiếm, kéo, dao, và cả giáo tre. Được trang bị các loại vũ khí hạng nhẹ và chất nổ, những người này sẽ xâm nhập vào cơ sở địch vào ban đêm. 1/3 phía Nam Kyushu có dân số 2.400.000 người trong phạm vi 325km2 bao gồm các tỉnh Kagoshima và Miyazaki. 

Người Nhật quyết tâm đánh trận cuối cùng ở Kyushu. Bằng bất cứ giá nào, các lãnh đạo quân sự Nhật cũng phải đẩy lùi mọi nỗ lực đổ bộ của địch. Người Nhật tổ chức các cuộc tấn công cảm tử nhiều hơn số lần mà người Mỹ đã thực hiện trong chiến tranh. Họ hy vọng phi đội Thần Phong sẽ cứu đất nước khỏi lâm nguy giống như cách người Mông Cổ đã đẩy lùi địch vào thế kỷ 13.

Nguồn: [Link nguồn]

Hôm 7.12, Mỹ tổ chức lễ kỷ niệm đánh dấu 80 năm ngày phát xít Nhật tấn công căn cứ hải quân ở Trân Châu Cảng (Hawaii) trong bối cảnh “thế hệ vĩ đại nhất” của nước này “kẻ mất người còn”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Bình (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Tin tức Nhật Bản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN