Chỉ ra điểm yếu của cái mà Trung Quốc gọi là 'lực lượng không quân chiến lược'

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Trong khi Trung Quốc cho biết sau nhiều năm nâng cấp, nước này hiện sở hữu "một lực lượng không quân chiến lược", giới phân tích cho rằng đây chỉ là đánh giá chủ quan của Bắc Kinh.

Quân đội Trung Quốc cho biết sau nhiều năm nâng cấp, nước này hiện đang sở hữu "một lực lượng không quân chiến lược". Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh vẫn đang thiếu các máy bay vận tải và máy bay ném bom phù hợp - một điều có thể kìm hãm năng lực của quân đội, theo tờ South China Morning Post.

Đánh giá của giới quan sát được đưa ra sau khi phát ngôn viên lực lượng không quân Trung Quốc Shen Jinke cho rằng việc đưa vào hoạt động các máy bay chiến đấu tiên tiến như J-20 và Y-20 đã giúp họ đủ điều kiện để được công nhận là "một lực lượng chiến lược".

Một cuộc diễn tập tên lửa của Trung Quốc. Ảnh: HANDOUT

Một cuộc diễn tập tên lửa của Trung Quốc. Ảnh: HANDOUT

Tuyên bố của ông Shen được đưa ra tại một cuộc họp báo sớm của Triển lãm Hàng không và Vũ trụ Quốc tế Trung Quốc tại Chu Hải dự kiến được tổ chức vào cuối tháng này.

Theo giới phân tích, đây chỉ là nhận định chủ quan của Bắc Kinh và không quân Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn để đạt được trạng thái "chiến lược".

Chưa thể tấn công từ tàu sân bay

Trong những năm qua, Trung Quốc đã tung ra các loại máy bay tiên tiến, chẳng hạn như máy bay ném bom H6. Vào tháng 7, nước này cho biết đang phát triển một máy bay siêu thanh để thực hiện các sứ mệnh không gian. Tuy nhiên, ông Ridzwan Rahmat - nhà phân tích quốc phòng chính của nhà xuất bản quân sự Janes cho rằng Trung Quốc vẫn thiếu năng lực cốt lõi so với các cường quốc, bao gồm đối thủ chính là Mỹ. "Trở thành một cường quốc không quân chiến lược cho phép một quốc gia đạt được những lợi ích chính trị cụ thể thông qua việc triển khai các máy bay của mình. Để đạt được kết quả như vậy, lực lượng không quân phải có khả năng tiến hành toàn bộ các hoạt động trong chiến tranh hiện đại, bao gồm cả các hoạt động tấn công nhóm tàu sân bay" - chuyên gia Rahmat nói. "Đây là một lĩnh vực mà Trung Quốc vẫn còn thiếu. Đơn giản là vì Bắc Kinh không có khả năng tiến hành các cuộc tấn công từ tàu sân bay bất chấp việc họ đang sở hữu hai tàu sân bay" - ông nói thêm.

Thiếu năng lực tấn công tầm xa Chuyên gia quân sự Zhou Chenming ở Bắc Kinh cũng có quan điểm tương tự. Ông nói rằng lực lượng không quân của Trung Quốc không thực sự mang tính chiến lược, vì họ thiếu máy bay vận tải và máy bay ném bom cần thiết để thực hiện các hoạt động tấn công đường dài. Theo ông Zhou, Mỹ có máy bay ném bom chiến lược cận âm đường dài B-52 để tấn công các mục tiêu ở những nơi xa, trong khi Nga có máy bay ném bom chiến lược Tu-95 cùng bệ phóng tên lửa và máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-160.

"So với họ, Trung Quốc thiếu khả năng tấn công tầm xa, điều này cản trở mục tiêu chiến lược của không quân nước này" - theo chuyên gia Zhou. "Ngoài ra, Trung Quốc cũng không có máy bay vận tải với khả năng vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu, trong khi Mỹ có các loại máy bay vận tải khác nhau, chẳng hạn như C-17 và C-4130" - ông nói thêm.

Máy bay vận tải lớn nhất của nước này là Y-20, có thể thực hiện các nhiệm vụ vận tải giữa các địa điểm tương đối xa như vận chuyển quân nhu và nhân viên. Y-20 từng được phát hiện đang bay trong khu vực Biển Đông, làm dấy lên lo ngại từ các quốc gia Đông Nam Á.

Cựu huấn luyện viên quân sự Trung Quốc Song Zhongping đồng ý với lập luận trên và nói rằng lực lượng không quân của Trung Quốc có khả năng tiến hành các hoạt động tầm ngắn hơn là đường dài.

Nguồn: [Link nguồn]

Biển Đông: Luật mới từ 1-9 của Trung Quốc rất nguy hiểm

Khi nào yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc còn tồn tại và Bắc Kinh vẫn quyết tâm theo đuổi thì các chính sách của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo KHÁNH NHƯ ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN