Châu Á hưởng lợi từ đà phục hồi của Trung Quốc

Hoạt động sản xuất ở châu Á có dấu hiệu phục hồi trong bối cảnh Trung Quốc mở cửa trở lại đã tạo động lực cho nền kinh tế toàn cầu vốn đang trì trệ

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong hơn một thập kỷ qua vào tháng 2, vượt mọi kỳ vọng của giới phân tích sau khi các hạn chế phòng dịch COVID-19 được dỡ bỏ vào cuối năm ngoái.

Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) hôm 1-3, chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của ngành sản xuất trong tháng 2 đã tăng lên 52,6 từ mức 50,1 trong tháng 1. Chỉ số PMI trên 50 điểm có nghĩa là hoạt động sản xuất đã được cải thiện trong khi dưới 50 điểm là suy giảm.

Con số này vượt mức dự báo 50,5 mà giới chuyên gia đưa ra trước đó, đồng thời là mức cao nhất kể từ tháng 4-2012. PMI lĩnh vực phi sản xuất của Trung Quốc trong tháng 2 cũng đạt 56,3, tăng từ mức 54,4 trong tháng 1, đây là tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 3-2021.

Phản ứng tích cực ngay sau khi báo cáo PMI của Trung Quốc được công bố, các thị trường chứng khoán châu Á và châu Âu chứng kiến phiên tăng điểm hôm 1-3. Trong khi đó, giá đồng nhân dân tệ ở nước ngoài và giá dầu đều tăng do các nhà đầu tư lạc quan hơn về triển vọng kinh tế của Trung Quốc.

Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho hay các doanh nghiệp đã tăng tốc nối lại hoạt động và sản xuất nhờ các chính sách ổn định kinh tế trong khi tác động của dịch COVID-19 giảm.

Một công nhân làm việc trên dây chuyền của một công ty sản xuất chip bán dẫn ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc hôm 28-2. Ảnh: REUTERS

Một công nhân làm việc trên dây chuyền của một công ty sản xuất chip bán dẫn ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc hôm 28-2. Ảnh: REUTERS

Các dữ liệu khác cũng báo hiệu sự gia tăng nhu cầu trong nước. Doanh số bán nhà của Trung Quốc đã tăng trong tháng 2 so với cùng kỳ năm trước, mức tăng đầu tiên kể từ tháng 6-2021 khi các nhà hoạch định chính sách mở rộng hỗ trợ cho lĩnh vực này. Nhà thống kê cấp cao tại NBS Zhao Qinghe nhận định các biện pháp ổn định tăng trưởng trong nước đã bắt đầu có hiệu lực.

Sự phục hồi của Trung Quốc cũng đang thúc đẩy sản xuất ở các khu vực khác tại châu Á. PMI tại Thái Lan, Việt Nam và các nhà sản xuất Đông Nam Á khác đã tăng trong tháng 1.

Theo Bloomberg, ông Andrew Harker, Giám đốc kinh tế tại tổ chức tài chính S&P Global Market Intelligence, cho hay nhu cầu cải thiện ở cả trong nước và nước ngoài đã thổi luồng sinh khí mới vào ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng 2, từ đó kết thúc thời kỳ suy giảm nhẹ kéo dài 3 tháng trong giai đoạn chuyển giao giữa 2 năm.

Hôm 24-2, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết nền kinh tế trong nước nhìn chung dự kiến sẽ hồi phục vào năm 2023 mặc dù môi trường kinh tế bên ngoài vẫn rất phức tạp. Tuy nhiên, theo Bloomberg, các nhà kinh tế vẫn tỏ ra thận trọng khi nhu cầu toàn cầu vẫn còn yếu và hoạt động xuất khẩu có thể sẽ giảm trong năm nay.

Theo nhà phân tích Iris Pang tại ngân hàng ING, chính phủ Trung Quốc cần đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong phạm vi khoảng 5,5%-6% nhưng thách thức đến từ việc thị trường nước ngoài suy yếu ảnh hưởng đến xuất khẩu và hoạt động sản xuất liên quan đến xuất khẩu.

Bà Annabel Fiddes, Phó Giám đốc kinh tế tại tổ chức tài chính S&P Global Market Intelligence (Mỹ), nhận định: "Các chỉ số tăng điểm phản ánh sự cải thiện tương đối về nhu cầu tại một số công ty, một phần nhờ vào việc nới lỏng các hạn chế phòng dịch COVID-19 ở Trung Quốc và làm tăng thêm hy vọng rằng điều tồi tệ nhất của đợt suy giảm kinh tế đã qua".

Tuy nhiên, theo chuyên gia này, điều kiện nhu cầu toàn cầu phải cải thiện đáng kể mới có thể hỗ trợ đà phục hồi lần này. 

Nguồn: [Link nguồn]

Chỉ số Quyền lực châu Á: Mỹ vẫn nhiều ảnh hưởng nhất khu vực, Trung Quốc theo sát nút

Theo Chỉ số Quyền lực châu Á năm 2023, Mỹ vẫn tiếp tục là được đánh giá là quốc gia có ảnh hưởng hàng đầu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo sau là Trung Quốc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Mai ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN