Bên trong cuộc săn lùng "hố tiền" bí ẩn ở Đảo Oak

Trong hơn 200 năm, những người săn tìm kho báu đã đổ xô đến Đảo Oak để tìm kiếm vàng của cướp biển, được cho là được chôn trong "Hố tiền" trên đảo Nova Scotia.

Hàng trăm năm trước - như câu chuyện kể lại - ai đó đã chôn giấu kho báu trên Đảo Oak. Câu chuyện này đã được lan truyền rộng rãi hơn kể từ đó. Tuy nhiên, không ai dám chắc trong "hố tiền" bí ẩn, được cho là cất giữ khó báu ấy, chứa những gì. Liệu có thể là bản thảo gốc vô giá các tác phẩm của Shakesprears, hay Chén thánh và cả tấn vàng?

Nhiều người cho rằng đó chỉ là câu chuyện hư cấu nhưng vẫn có những người muốn truy tìm kho báu lên đường tìm kiếm "hố tiền" để "đổi đời". Ngay cả cựu Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt cũng từng để mắt tới hòn đảo trên. 

Dù vậy, việc theo đuổi một kho báu giá trị cũng kéo theo nhiều rủi ro. Đến nay, đã có ít nhất 6 người thiệt mạng trong nỗ lực tìm kiếm "hố tiền" bí ẩn. Điều này đã mang đến nhiều lời đồn rằng Đảo Oak có thể có nhiều thứ hơn là kho báu, có thể là "lời nguyền của cướp biển".

Các cuộc tìm kiếm kho báu bắt đầu thế nào?

Cuộc tìm kiếm kho báu của Đảo Oak bắt đầu vào khoảng năm 1795. Khi ấy, một cậu bé 16 tuổi tên là Daniel McGinnis đã băng qua đảo trong một chuyến thám hiểm đánh cá. Cậu bé đã ghi nhận một vài điều kỳ lạ tại hòn đảo này. 

Đầu tiên, cậu nhận thấy một vài dấu vết trên thân cây sồi già. Gần đó, cậu phát hiện một phần đất trũng xuống. McGinnis đã đặt những dấu hiệu vào cùng nhau và phân tích, cậu cho rằng dấu vết trên thân cây sồi có thể là do dây thừng và dây kéo, được sử dụng để hạ một thứ gì đó xuống đất.

"Hố tiền" của Đảo Oak đã thu hút những kẻ săn kho báu trong nhiều thế kỷ. Ảnh: ATI

"Hố tiền" của Đảo Oak đã thu hút những kẻ săn kho báu trong nhiều thế kỷ. Ảnh: ATI

Sau khi được nghe những câu chuyện về những tên cướp biển lộng hành, McGinnis ngay lập tức tự hỏi liệu đó có phải dấu vết về việc một vài tên cướp biển đã chôn giấu kho báu hay không. 

Những giả thuyết này đã lôi kéo McGinnis cùng 2 người bạn trở lại hòn đảo trong ngày hôm sau và họ bắt đầu đào bới. Ngay lập tức, các cậu bé nhận thấy rằng lớp đất sét nông có những vết cắt. Nhưng họ không thể tiến xa hơn thế. Cái hố họ đào được chứa những tảng đá và khúc gỗ phẳng và họ chỉ mang theo cuốc với xẻng.

Tuy nhiên, McGinnis nói rằng cậu không bao giờ quên những gì mình đã trông thấy trên hòn đảo. 9 năm sau, McGinnis quay trở lại hòn đảo và tiếp tục tìm kiếm kho báu thêm lần nữa. Lần này, anh và nhóm của mình đã có một khám phá ly kỳ - một viên đá được khắc một mật mã kỳ lạ.

Nhưng những nhà thám hiểm khi ấy không thể giải mã các ký tự này. Một trong những cộng sự của McGinnis thậm chí còn sử dụng nó như một viên gạch trong lò sưởi. Khi họ cố gắng đào sâu hơn, họ không có thêm phát hiện gì ngoài việc cái hố chứa đầy nước. Cuối cùng, dự án đã bị bỏ dở.

Tảng đá với dòng mật mã kỳ lạ được tìm thấy trên Đảo Oak. Ảnh: ATI

Tảng đá với dòng mật mã kỳ lạ được tìm thấy trên Đảo Oak. Ảnh: ATI

Sau đó, đến năm 1865, những người tìm kiếm kho báu đã có thêm một bước tiến mới với việc giáo sư ngôn ngữ học tên là James Liechti tuyên bố sẽ dịch viên đá bí ẩn. Theo ông Liecht, viên đá viết: "40 Feet (khoảng 12 m) dưới này có 2 triệu bảng Anh được chôn". 

Và như thế, cuộc đua giành kho báu của Đảo Oak bắt đầu.

Bên trong cuộc săn tìm "hố tiền"

Trong 200 năm kể từ lần đầu tiên Daniel McGinnis bắt đầu đào đất ở Đảo Oak, nhiều người khác đã hy vọng tìm thấy kho báu được kể lại trong "hố tiền". Theo đó, Họ đã cố gắng chặn dòng chảy của nước và khoan các phần khác của hòn đảo. 

Dù vậy, vẫn chưa có ai tìm ra kho báu trong "hố tiền". Liệu những người săn lùng kho báu có đang theo đuổi một truyền thuyết không có thật? Một số người có lẽ sẽ phủ nhận quan điểm này. Bởi trong 200 năm qua, hòn đảo đã cho thấy đủ manh mối để khiến lời đồn được duy trì. Những người săn tìm kho báu đã có những phát hiện ly kỳ như tiền xu, còi, mảnh sành, tro, kéo, đồ gốm và giấy da trong "hố tiền" đảo Oak.

Ngay cả cựu Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt cũng muốn tham gia vào cuộc tìm kiếm và theo dõi hoạt động của hòn đảo. Năm 1909, ông đã liên kết với Hiệp hội Đảo Oak và một nhóm săn kho báu khác có tên Old Gold Salvage. Mặc dù các nhóm rời đi cùng năm đó nhưng ông Roosevelt vẫn tiếp tục cập nhật những tin tức về đảo trong nhiệm kỳ tổng thống của mình.

Bản đồ kho báu trên Đảo Oak. Ảnh: ATI

Bản đồ kho báu trên Đảo Oak. Ảnh: ATI

Nhưng việc tìm kiếm kho báu trên Đảo Oak có rất nhiều rủi ro, khiến một vài người đặt ra giả thuyết về việc kho báu được bảo vệ bởi "lời nguyền của cướp biển". 

Bi kịch và cái chết đầu tiên của người săn lùng kho báu diễn ra trước khi ông Liechti công bố bản dịch mật mã trên tảng đá. Năm 1861, những người đi tìm kho báu đã mang một chiếc máy bơm sắt và động cơ hơi nước đến hòn đảo này. Họ hy vọng có thể bơm nước ra khỏi hố. Nhưng lò hơi đã phát nổ và khiến một người trong nhóm chết cháy.

Đó không phải người duy nhất thiệt mạng trong cuộc truy lùng kho báu. Sau này, có thêm 5 người khác cũng đã mật mạng trên hòn đảo này. Các trường hợp tử vong gần đây nhất là vào năm 1965 khi 4 người đàn ông chết vì khói hydro sunfua trong lúc cố gắng tiếp cận kho báu trên đảo Oak.

Hàng loạt cái chết này đã dẫn đến một dự đoán đáng ngại nhưng đầy hấp dẫn rằng 7 người sẽ phải chết trước khi kho báu được tìm thấy. Đến nay, 6 người đã bỏ mạng trong hành trình truy lùng kho báu. Nhưng nỗi sợ hãi về cái chết đã không ngăn cản mọi người hy vọng làm giàu trong những năm qua.

Giả thuyết về kho báu Đảo Oak

Người ta vẫn chưa thể khẳng định liệu kho báu trên Đảo Oak có tồn tại hay không. Nhưng nếu nó tồn tại, thì ai đã chôn kho báu này ở đó? Và họ đã để lại những gì? Trong những năm qua, một số người truy tìm kho báu đã phát triển lý thuyết.

Giả thuyết nổi bật nhất, lần đầu tiên được trình bày trong cuốn sách mang tên Đảo Oak và Kho báu đã mất, cho rằng kho báu đến từ một nhà thám hiểm người Anh tên là William Phips. 

Theo giả thuyết này, Phips tình cờ gặp một con tàu đắm ở Tây Ban Nha chở đầy kho báu vào năm 1687 Anh ta mang một số trở về Anh, nơi nó có thể được dùng để lật đổ nhà vua, James II, vào năm 1688. Nhưng Phips biết rằng cần có nhiều kho báu hơn. Và anh ta đi thuyền trở lại xác tàu, nhặt thêm chiến lợi phẩm và chôn cất nó để bảo vệ an toàn trên một hòn đảo mà anh ta biết ở Nova Scotia.

Tuy nhiên, mọi thứ sau này đã không diễn ra theo ý muốn. Khi người của Phips quay lại Đảo Oak để đào kho báu, nước đột nhiên tràn vào hố, ngăn họ tiếp cận kho báu. Chính phủ Anh đã vào cuộc nhưng cũng thất bại trong việc đào bới các chiến lợi phẩm. Vì vậy, họ đặt bẫy trong "hố tiền". 

Theo đó, lý thuyết này được đánh giá là thuyết phục bởi những gì đã được tìm thấy trên đảo. Các mẫu lõi của đầm lầy trên đảo cho thấy hoạt động của con người diễn ra từ năm 1674 đến năm 1700. Và những người tìm kiếm kho báu ở Đảo Oak đã tìm thấy xương, gỗ và thậm chí cả một chiếc rìu dường như có từ thế kỷ 17.

Vậy, những gì có thể được chôn cất trên Đảo Oak? Có thể đó là vàng của Phips nhưng có lẽ đó còn là điều gì đó phi thường hơn. Các giả thuyết khác về kho báu trên Đảo Oak cho rằng "hố tiền" có thể chứa các bản thảo của Shakespeare, Chén thánh, đồ trang sức của Marie Antoinette... Đến nay, những bí ẩn về "hố tiền" của Đảo Oak cũng chưa có lời giải. 

Nguồn: [Link nguồn]

Khu rừng kỳ lạ ở ĐNA:  Phụ nữ thích khỏa thân khi đi vào 

Đàn ông bị cấm tới khu rừng của những người phụ nữ khỏa thân. Thậm chí, chỉ cần đứng ngoài nhòm ngó vào trong, họ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh (Theo ATI) ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN