Ám ảnh nghề dọn hiện trường án mạng ở Mỹ

Xác người bị chó ăn thịt, một người vợ bị chồng đâm chết nhiều lần, thi thể bị dòi làm tổ… chỉ là 3 ví dụ về một ngày làm việc của Leslie Anderson.

Ám ảnh nghề dọn hiện trường án mạng ở Mỹ - 1

Một hiện trường giả do Leslie dựng lên để dạy cho học viên

Cô Leslie hiện đang là phó chủ tịch của tổ chức dọn dẹp và cải tạo Paul Davis Restoration ở Mỹ. Kể từ khi bắt đầu công việc này 13 năm trước, cô đã dọn dẹp nhiều hiện trường tự tử và giết người man rợ nhất nhì lịch sử.

Leslie cho biết mọi hiện trường cô từng đến đều rất ghê rợn, với mùi của cái chết “không thể tưởng tượng được" mặc dù cô đã mặc trang phục bảo hộ. Mùi của cái chết thậm chí còn bám vào tóc và da của cô sau khi tắm.

"Hãy tưởng tượng mùi rác hôi thối thế nào và những nơi này có mùi gấp hàng triệu lần như vậy”, Leslie nói. "Đó là sự mô tả sát nhất tôi có thể nghĩ đến về mùi của cái chết”.

Ám ảnh nghề dọn hiện trường án mạng ở Mỹ - 2

Leslie Anderson, 50 tuổi, phó chủ tịch của tổ chức dọn dẹp và cải tạo Paul Davis Restoration ở Mỹ

Một trong những hiện trường khó làm sạch nhất là hiện trường tự tử bằng súng, Leslie nói.

"Từ góc độ làm sạch, hiện trường khó làm sạch nhất là nơi có người dùng súng bắn vào đầu”, cô nói.

"Tự tử kiểu này sẽ khiến hiện trường chứa đầy mảnh vụn của sọ, não và chất lỏng của cơ thể. Chất lỏng rất khó làm sạch vì chúng lan ra khắp nơi và không thể được nhìn thấy bằng mắt thường".

Mặc dù được đào tạo để dọn sạch địa điểm đầy máu, Leslie chưa bao giờ thực sự sẵn sàng cho những gì mình sắp thấy.

Một trường hợp khiến cô ám ảnh là khi một con chó bắt đầu ăn xác chủ nhân.

Ám ảnh nghề dọn hiện trường án mạng ở Mỹ - 3

Một hiện trường giả do Leslie dựng lên để dạy cho học viên

Cô nói: "Người đàn ông này đã tự sát nhưng không ai biết trong nhiều tuần. Con chó của ông ấy cũng bị nhốt trong căn nhà. Rõ ràng con chó bắt đầu đói và ăn thịt chủ để sống sót.

"Đó là vụ việc đau lòng và đầy thách thức. Xác của người đàn ông không còn một cánh tay và một chân. Bàn chân của ông ấy cũng biến mất.

"Các nhân viên điều tra đã mang xác của ông ấy đi và chúng tôi có nhiệm vụ dọn dẹp. Chúng tôi phát hiện ra các bộ phận còn lại của ông rải rác khắp căn nhà”.

Leslie cũng nhớ rõ lần đầu tiên làm công việc này.

Ám ảnh nghề dọn hiện trường án mạng ở Mỹ - 4

Một hiện trường giả do Leslie dựng lên để dạy cho học viên

Nhớ lại khoảnh khắc đáng sợ, cô kể: "Đó là trường hợp thi thể đã bị phân hủy trong nhiều tuần - một người đàn ông lớn tuổi đi ngủ và không tỉnh dậy.

"Nhìn từ bên ngoài, chúng tôi cứ tưởng cửa kính bị dán màu đen. Nhưng khi mở cửa, chúng tôi bắt gặp một đống ruồi, hàng nghìn con.

"Bên trong, những con dòi chen chúc vào từng kẽ hở. Nhiệm vụ đó thật khó khăn và mùi hôi thật kinh khủng. Nhưng tôi mặc đồ bảo hộ và phải làm việc, tự nhủ với bản thân rằng tôi đang giúp đỡ một gia đình”.

Chính suy nghĩ này đã giúp Leslie đối phó với những thách thức về cảm xúc trong công việc của mình.

Người phụ nữ 50 tuổi hiện đang huấn luyện cho nhiều người khác để trở thành nhân viên dọn hiện trường án mạng.

Cô nói: "Việc đầu tiên tôi làm khi đến hiện trường là úp xuống mọi tấm ảnh, không để cảm xúc chen ngang. Điều đó thật khó khăn và đôi khi tôi gặp ác mộng. Nhưng tôi muốn giúp đỡ mọi người. Đó là cách tôi nhìn nhận công việc này: giúp đỡ những gia đình đang đau khổ”.

Bên trong khu rừng tự sát ám ảnh nhất nước Nhật

Nhiều vật dụng như giầy dép, mũ nón, thư tuyệt mệnh vứt vương vãi khắp cánh rừng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trà My - The Sun ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN