6 nước thành viên NATO có động thái chung ở biên giới với Nga, Belarus

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Ngoài động thái chung ở biên giới với Nga và Belarus, 6 quốc gia thành viên NATO đã thống nhất tìm kiếm tài trợ từ EU cho các nỗ lực phòng thủ chung.

Một UAV Blackjack RQ-21 của lực lượng đặc nhiệm Ba Lan ở thành phố Krakow, Ba Lan, vào tháng 2/2023. Ảnh: Getty

Một UAV Blackjack RQ-21 của lực lượng đặc nhiệm Ba Lan ở thành phố Krakow, Ba Lan, vào tháng 2/2023. Ảnh: Getty

Đài RT ngày 26/5 đưa tin, Bộ trưởng Nội vụ của 6 nước thành viên NATO (Latvia, Lithuania, Estonia, Ba Lan, Phần Lan và Na Uy) đã đồng ý xây dựng một hệ thống phòng thủ "bức tường máy bay không người lái (UAV)" thống nhất dọc theo biên giới của họ với Nga và Belarus.

"Chúng ta đã thấy một số hoạt động không ngừng từ Nga và Belarus, có thể gây bất ổn cho an ninh nội bộ và an ninh trật tự của 6 nước", Bộ trưởng Nội vụ Lithuania Agne Bilotaite tuyên bố. Bà Bilotaite cũng cáo buộc Moscow và Minsk "vũ khí hóa việc di cư, tấn công mạng, tạo thông tin sai lệch, phá hoại cơ sở hạ tầng quan trọng và tạo ra các mối đe dọa khác".

"Chúng ta cần nghĩ đến việc sơ tán người dân ở quy mô khu vực, cũng như bảo vệ biên giới của EU bằng UAV", bà Bilotaite nhấn mạnh.

Đề xuất "bức tường UAV kéo dài từ Na Uy đến Ba Lan" sẽ bảo vệ biên giới 6 nước "không chỉ bằng cơ sở hạ tầng vật chất, hệ thống giám sát mà còn bằng UAV và các công nghệ khác". Bà Bilotaite cũng đề xuất tổ chức các cuộc diễn tập sơ tán chung, quy mô lớn ở cấp độ khu vực.

Dù Na Uy không phải là thành viên của EU nhưng bộ trưởng nội vụ 6 nước vẫn đồng ý tìm kiếm tài trợ từ EU cho các nỗ lực phòng thủ chung. Các bộ trưởng dự kiến tổ chức một cuộc họp khác vào ngày 6/9.

Tháng trước, quốc hội Lithuania cam kết tăng chi tiêu quân sự lên 3% GDP. Các thành viên NATO đồng ý chi ít nhất 2% GDP cho quốc phòng, nhưng nhiều nước trong khối vẫn chưa đạt được mốc này.

Đầu năm nay, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố, các nước thành viên của khối đang "cùng nhau đạt được mục tiêu cung cấp 1 triệu UAV cho Ukraine". Ông Stoltenberg cho rằng, các quốc gia thành viên cần chuyển từ sản xuất thời bình (với các vũ khí như UAV) sang tốc độ sản xuất cao hơn.

Moscow đã nhiều lần cảnh báo, việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm xung đột. Nga cho rằng cuộc xung đột xảy ra có phần do NATO mở rộng về phía biên giới của nước này.

Ông Putin cũng nhiều lần tuyên bố, "Nga không có lợi ích về mặt địa chính trị, kinh tế hay quân sự" nếu tấn công các nước thành viên NATO.

Nguồn: [Link nguồn]

Trước đà tấn công mạnh từ Nga, ông Zelensky đề nghị Washington cho phép sử dụng tên lửa của Mỹ bắn các mục tiêu quân sự bên trong Nga và muốn NATO bắn tên lửa Nga bay vào Ukraine. Liệu NATO có đáp ứng?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tâm Hoa - RT ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN