Công ty của đại gia Lê Hồng Minh vừa nộp đơn niêm yết sàn chứng khoán Mỹ có quy mô thế nào?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trước khi nộp đơn niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, doanh nghiệp này của đại gia Lê Hồng Minh đang là cổ đông lớn nhất của nhà phát hành game dẫn đầu thị trường Việt Nam và một số ứng dụng khác.

CTCP VNG (mã cổ phiếu VNZ) - nhà phát hành game dẫn đầu thị trường Việt Nam và một số ứng dụng khác mới đây đã phát đi thông báo VNG Limited – một doanh nghiệp có liên quan đến Tổng giám đốc Lê Hồng Minh đã nộp hồ sơ đăng ký theo mẫu F-1 lên Ủy ban giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC).

Theo đó, VNG Limited, cổ đông lớn nhất của VNG, dự kiến chào bán ra công chúng (IPO) cổ phiếu phổ thông loại A tại sàn chứng khoán Nasdaq Global Select Market với mã giao dịch VNG.

VNG Limited của đại gia Lê Hồng Minh đã nộp hồ sơ đăng ký theo mẫu F-1 lên Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC)

VNG Limited của đại gia Lê Hồng Minh đã nộp hồ sơ đăng ký theo mẫu F-1 lên Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC)

Theo công bố, VNG Limited được thành lập vào ngày 1/4/2022 có trụ sở tại quần đảo Cayman (Cayman Islands), ông Lê Hồng Minh là người sáng lập, Chủ tịch và Giám đốc điều hành. Trong khi đó, ông Vương Quang Khải - Thành viên HĐQT của VNZ là người đồng sáng lập, Giám đốc, Phó chủ tịch điều hành và Chủ tịch Zalo.

Trong hồ sơ gửi Ủy ban giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC) cho biết VNG Limited có vốn điều lệ chỉ 50.000 USD nhưng đang nắm giữ 49% cổ phần trực tiếp trong VNG Corporation, được mua lại từ những cổ đông nước ngoài. Tương đương khoản đầu tư của VNG Limited vào VNG Corporation đang có giá thị trường hơn 17.459 tỷ đồng (tính theo giá cổ phiếu của VNZ kết phiên 24/8).

Bên cạnh đó, công ty này đánh giá rằng, dựa trên phần sở hữu và các yếu tố khác như độ phân tán, lịch sử biểu quyết của số cổ phần còn lại tại VNG Corporation, VNG Limited sẽ có quyền kiểm soát về mặt kinh tế với pháp nhân tại Việt Nam ngay trước khi bắt đầu IPO.

VNG Limited đồng thời cũng đã có thỏa thuận và có quyền kiểm soát với Công ty Công nghệ BigV - cổ đông lớn thứ hai tại VNG, sau khi hoàn tất IPO.

Theo hồ sơ gửi SEC, cổ phiếu lưu hành của VNG Limited chia làm hai loại, là cổ phiếu phổ thông loại A (Class A) và cổ phiếu phổ thông loại B (Class B).  Trong đó, 1 cổ phiếu hạng B có quyền biểu quyết bằng 10 cổ phiếu hạng A. Cổ phiếu hạng A (nắm 100% lợi ích kinh tế nhưng chỉ giữ 49% quyền biểu quyết) và cổ phiếu hạng B (không có lợi ích kinh tế nhưng có 51% quyền biểu quyết).

Cụ thể, hai cổ đông sáng lập của VNG là ông Lê Hồng Minh và ông Vương Quang Khải sở hữu lần lượt 12,6 và 1,68 triệu cổ phiếu loại B, tương ứng với tỷ lệ quyền biểu quyết tại VNG Limited là 45% và 6%. Hồ sơ cho biết, ông Minh và ông Khải được xác định là một nhóm cổ đông, với tổng sở hữu 51% và giữ quyền chi phối VNG Limited.

VNG Limited sẽ bao gồm 137.408.072 cổ phiếu được lưu hành, cơ cấu cổ đông dự kiến sau IPO tại công ty kiểm soát VNG ngoài người sáng lập, Chủ tịch và Giám đốc điều hành Lê Hồng Minh; Người đồng sáng lập, Giám đốc, Phó chủ tịch điều hành và Chủ tịch Zalo, Vương Quang Khải, còn có sự xuất hiện một loạt tập đoàn lớn, trong đó có Tencent, Ant Group, GIC và  Temasek Holdings (GIC và Temasek Holdings là 2 quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore).

Cơ cấu cổ đông dự kiến của VNG Limited sau IPO

Cơ cấu cổ đông dự kiến của VNG Limited sau IPO

Trong khi đó, Tencent là cổ đông ngoại lớn nhất sở hữu hơn 65 triệu cổ phiếu loại A chiếm 47,4% lợi ích kinh tế, tương ứng quyền biểu quyết là 23,2%. Sở hữu của Tencent gồm hơn 43 triệu cổ phiếu của Tenacious Bulldog Holdings Limited, 14,5 triệu cổ phiếu Prosperous Prince Enterprises Limited và hơn 7,5 triệu cổ phiếu sẽ phát hành sau khi hoàn tất IPO.

GIC thông qua Công ty TNHH Gamvest Ltd sở hữu 15,25 triệu cổ phiếu loại A chiếm 11,1% lợi ích kinh tế, tương ứng quyền biểu quyết là 5,4%. Trong đó, Công ty TNHH Gamvest Ltd. được quản lý bởi GIC Asset Management Pte Ltd. GIC Asset Management Pte Ltd thuộc sở hữu hoàn toàn của GIC Private Limited.

Seletar Investments Pte Ltd nắm giữ hơn 9,4 triệu cổ phần hạng A chiếm 6,9% lợi ích về kinh tế, tương đương tỷ lệ biểu quyết là 3,4%. Trong đó, Seletar là công ty con trực tiếp thuộc sở hữu 100% của Temasek Capital (Private) Limited (“Temasek Capital”), và Temasek Capital (Private) Limited là công ty con trực tiếp thuộc sở hữu 100% của Temasek Holdings (Private) Limited (“Temasek Holdings”).

Trong đó, Ant Group - từng thuộc sở hữu của Jack Ma thông qua Ant International Technologies (Hong Kong) Holding Limited, sở hữu 7,77 triệu cổ phiếu loại A, tương ứng tỷ lệ 5,4% lợi ích về kinh tế và 2,8% quyền biểu quyết tại VNG Limited.

Như vậy 2 tập đoàn công nghệ Trung Quốc gồm Tencent và Ant Group sẽ sở hữu gần 73 triệu cổ phiếu hạng A, tương đương 53,1% lợi ích kinh tế của VNG Limited. Mặc dù sở hữu quá bán về lợi ích kinh tế nhưng Tencent và Ant chỉ nắm giữ 26% quyền biểu quyết. Với tỷ lệ biểu quyết 51% thì 2 nhà sáng lập Lê Hồng Minh và Vương Quang Khải vẫn là những người có tiếng nói trọng yếu trong các quyết sách quan trọng của VNG Limited.

VNG Limited nộp đơn niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ trong bối cảnh người sáng lập, Chủ tịch và Giám đốc điều hành Lê Hồng Minh vừa bán thành công 983.783 triệu cổ phiếu VNZ đã đăng ký, ước tính ông Minh có thể thu về số tiền 1.116 tỷ đồng. Sau giao dịch, lượng cổ phiếu còn lại được nắm giữ bởi đồng sáng lập VNG là hơn 2,53 triệu cổ phiếu. Khối tài sản của ông Minh tại VNZ có giá trị 3.933 tỷ đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Cổ phiếu VinFast tiếp tục tăng, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng biến động thế nào?

Cùng với đà phục hồi của thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày 23/8, mã cổ phiếu VFS của VinFast tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ để tiến gần mức giá đóng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN