Nam giới phải thoát mác "núp váy mẹ" nếu không muốn chị em "chạy tám hướng"

Một trong những điều đàn ông ghét là bị “labelled” (hay còn gọi là dán nhãn bởi các danh xưng của người đời). Cụm từ “Mama’s Boy” là một nỗi ám ảnh như thế.

Trước hết, cần hiểu Mama’s Boy (con trai cưng của mẹ) là định nghĩa về những cậu bé hay người đàn ông trưởng thành bị ảnh hưởng bởi người mẹ đẻ của mình đến nỗi nghe lời và làm theo mọi quyết định của mẹ một cách mù quáng, và sống trong sự bao bọc của mẹ.

Quay ngược về lịch sử của Mama’s boy, một người đàn ông được gọi là Mama’s boy khi anh ta phụ thuộc một cách không lành mạnh vào mẹ mình ở một độ tuổi mà lẽ ra anh ta phải có sự độc lập cá nhân (hoặc có thể tự sống một mình, hoặc là đã độc lập về tài chính).

Trong tiếng Nhật, mối quan hệ này có thể được định nghĩa là mother complex (phức cảm với người mẹ), thường được gọi ngắn gọn là mothercon (mazakon).

Ngoài ra, theo lý thuyết phân tâm học cổ điển của Sigmund Freud, thuật ngữ Oedipus complex (phức cảm Oedipus) cho thấy ham muốn nảy sinh của một đứa trẻ (trai hay gái) được phát triển quan hệ tình dục với người cha hay mẹ thuộc giới tính đối lập. Sigmund tin rằng nhận dạng của đứa trẻ với người cha hay mẹ cùng giới tính là kết quả thành công của phức cảm Oedipus. Nếu nhận dạng này lỗi, bé trai trở thành “con trai cưng của mẹ” suốt đời.

Việc gắn kết quá nhiều với người mẹ có thể được xem là một dấu hiệu của sự yếu đuối. Trong một số nền văn hóa, có một sự kỳ thị xã hội gắn liền với nó trong khi đối với các nền văn hóa khác, điều này có thể chấp nhận được và được coi là bình thường. Một người đàn ông gắn bó với mẹ mình được nhìn nhận là "trao quyền kiểm soát cuộc đời mình cho mẹ anh ta". 

Trong một số nền văn hóa, có một sự kỳ thị xã hội gắn liền với Mama'a Boy, trong khi đối với các nền văn hóa khác, điều này có thể chấp nhận được và được coi là bình thường.

Trong một số nền văn hóa, có một sự kỳ thị xã hội gắn liền với Mama'a Boy, trong khi đối với các nền văn hóa khác, điều này có thể chấp nhận được và được coi là bình thường.

Định lý này đã trở thành một tiềm thức phổ biến ở Mỹ vào những năm 1940, khi các nhà xã hội học và tâm lý học đặt ra giả thuyết rằng những người mẹ quá gần gũi hay xa cách có thể gây hại cho sự phát triển tâm lý – xã hội của bé trai, gây nên một loạt các vấn đề như tự kỷ, hen suyễn, tâm thần phân liệt, hay là đồng tính luyến ái. Kỳ lạ hơn là càng ngày càng có nhiều “con trai cưng” như vậy xuất hiện trong xã hội hiện đại. 

Các chương trình truyền hình trên thế giới cũng đã miêu tả những nhân vật thế này, ví dụ như show Everybody loves Raymond (Mọi người đều yêu quý Raymond), Udaan, Seymour Skinner (Seymour người gầy nhẳng) v.v…


Một cuộc khảo sát được thực hiện trong phái nữ đã chỉ ra rằng phụ nữ hầu hết e ngại và không muốn hẹn hò hay kết hôn với một Mama’s Boy.

Một cuộc khảo sát được thực hiện trong phái nữ đã chỉ ra rằng phụ nữ hầu hết e ngại và không muốn hẹn hò hay kết hôn với một Mama’s Boy.

Một cuộc khảo sát được thực hiện trong phái nữ đã chỉ ra rằng phụ nữ hầu hết e ngại và không muốn hẹn hò hay kết hôn với một Mama’s Boy, bởi tâm lý e ngại sẽ phải sống chung cùng một mái nhà với một người đàn ông nhất nhất đều nghe theo lời mẹ.

Để nhận biết một người đàn ông có phải Mama’s Boy hay không, phụ nữ có thể để ý đến những dấu hiệu như: chàng trai mà bạn hẹn hò thường xuyên nhắc đến mẹ anh ta trong hầu hết các cuộc nói chuyện, khiến bạn không thoải mái, Ngoài ra, chàng cũng thể hiện tình cảm, khen bạn mọi lúc mọi nơi như một kiểu tán thưởng vì đã quen bộc lộ cảm xúc với mẹ mình.

Chàng cũng bộc lộ một loạt các dấu hiệu khác như xin phép mẹ trong mọi hành động của mình, bởi đã quen hỏi ý kiến mẹ trong mọi chuyện đến cả khi trưởng thành, thiếu quyết đoán, thường không giỏi việc nhà, không thể tự chăm sóc bản thân, muốn được ở bên mẹ sau khi kết hôn, không mong đợi một cuộc sống tự lập, không có kỹ năng xử lý tình huống và làm việc nhóm, luôn lấy chuẩn mực của mẹ ra để áp đặt, và thường không tin ai trừ mẹ.

Để không trở thành một Mama’s Boy, ngoài cách tìm mọi cách đề rời hơi ấm vòng tay mẹ, bạn nên học cách để trở nên tự lực tự cường hơn. Đàn ông chân chính không lệ thuộc vào ai, cũng không khuất phục trước ai cả. Họ không những tự lo được cho bản thân, mà còn bảo vệ được những người xung quanh. Nếu muốn nam tính hơn, đàn ông hãy giảm thiểu sự lệ thuộc, và tăng cường sự độc lập lên. Hãy tự nuôi sống được chính mình bằng thực lực, hãy có một sức khỏe tốt để không phải nhờ đến thuốc men, hãy có một đầu óc hiểu biết để không phải nhờ ai đó khai sáng…

Nam tính là chấp nhận sự khó chịu, và nỗ lực vượt qua nó.

Nam tính là chấp nhận sự khó chịu, và nỗ lực vượt qua nó.

Các chàng cũng nên tập quen với sự không thoái mái. Nam tính là chấp nhận sự khó chịu, và nỗ lực vượt qua nó. Nam tính cũng là biết đảm nhận trách nhiệm. không bao giờ tự hạ thấp bản thân, Và hơn hết, thật chậm rãi và từ tốn khi nói chuyện. Điều này giúp giọng nói của bạn trầm ấm hơn, quyến rũ hơn, tập trung sự chú ý của người khác, nhất là một cô gái đẹp, vào bạn. Và giúp bạn tạo ấn tượng với thần thái, khí chất tỏa ra từ con người mình.

Có nhiều cách để rũ bỏ hình ảnh Mama's Boy và trở thành người đàn ông đích thực

Có nhiều cách để rũ bỏ hình ảnh Mama's Boy và trở thành người đàn ông đích thực

Mama’s boy không phải là xấu, nhưng nếu không sửa chữa thì bạn sẽ rất mất điểm trong mắt bạn gái mình. Để trở thành một người đàn ông thực thụ và thoát mác "con trai cưng của mẹ", bạn còn chờ gì nữa mà không bắt đầu từ giờ đi thôi?

Nguồn: [Link nguồn]

Anh em mặc gì đi phỏng vấn xin việc để ”bách phát bách trúng”?

Nếu bạn đang băn khoăn về trang phục cho phỏng vấn xin việc của mình thì dưới đây là vài lời khuyên cho bạn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vũ Thanh An ([Tên nguồn])
Đàn ông phải thế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN