"Thủ phủ" hàng Trung Quốc ở Hà Nội

Từ lâu xã Ninh Hiệp (thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội), được xem là khu đầu mối trung chuyển vải, đồ may mặc xuất xứ Trung Quốc lớn nhất miền Bắc. Những ngày này, hoạt động buôn bán ở đây càng thêm sôi động.

Nhà đường làng - giá thuê ngang phố cổ

Người ta gọi Ninh Hiệp là nơi “phố trong làng”, nơi “trên trời dưới vải” cũng đúng khi mà hàng loạt dãy nhà mặt phố, san sát nhau dọc các tuyến đường chính của thôn, của xã đều la liệt cửa hàng, ki-ốt bày bán vải và quần áo may sẵn. Càng vào gần trung tâm xã Ninh Hiệp, mật độ các gian hàng càng dày đặc và lúc nào cũng tấp nập, nhộn nhịp kẻ bán người mua.

Thử hỏi ở một nơi điểm nóng về gian lận thương mại như chợ Ninh Hiệp mà bao lâu vẫn không xử lý nổi. Câu hỏi đặt ra là có tiêu cực, sự tiếp tay của quản lý thị trường không?”.

Ông Vũ Vinh Phú phân tích

“Trước kia việc buôn bán chỉ tập trung tại các trục đường chính của làng thì nay cả xã Ninh Hiệp ở đâu cũng là chợ vải vì nhà nào cũng buôn bán vải hoặc quần áo may sẵn”, anh Hoàng Tính-chủ một cửa hàng vải ở xóm 6 cho biết.

“Ở đây giá thuê mặt bằng rất đắt, nhiều người nói đắt ngang ngửa bên Hàng Ngang, Hàng Đào. Bởi một cửa hàng ở vị trí đẹp có giá thuê từ 200 đến 500 triệu đồng/năm ”, anh Tính nói.

Theo tìm hiểu trên địa bàn xã Ninh Hiệp hiện có hơn 1.700 hộ chuyên kinh doanh vải và quần áo may sẵn. Trong đó hơn 1.000 hộ kinh doanh tại chợ Nành; hơn 100 ki-ốt kinh doanh ở 2 trung tâm thương mại Sơn Long và Phú Điền (do tư nhân đầu tư).

Ngoài ra còn trên 500 hộ kinh doanh trên các trục đường của thôn, xã. Người ít vốn chỉ cần thuê hoặc xây ki-ốt nhỏ 5 đến 7 mét vuông, gia đình nào có nhiều tiền thì “tậu” cửa hàng đàng hoàng. 

"Thủ phủ" hàng Trung Quốc ở Hà Nội - 1

Ninh Hiệp “thủ phủ” vải, may mặc Trung Quốc

Thậm chí nhiều gia đình có tới 4 đến 5 sạp hoặc cửa hàng to nhỏ nằm trong chợ. Điều đáng nói, hàng hóa bày bán ở đây hầu hết đều xuất xứ từ Trung Quốc, đa dạng về mẫu mã, chất liệu, màu sắc, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách mua hàng.

Các loại vải ở đây giá khá rẻ chỉ bằng một nửa hoặc 1/3 giá tại chợ nội thành Hà Nội. Thậm chí nhiều cửa hàng, người ta bán vải theo cân, theo ký. “Sở dĩ vải ở đây rẻ là do lấy được tận gốc từ Trung Quốc. Thỉnh thoảng có lô hàng giá nhỉnh lên đôi chút do phải làm luật thôi”, một chị chủ hàng lý giải.

Cơ quan chức năng than khó!

Hằng ngày chợ vải, quần áo Ninh Hiệp không chỉ cung cấp cho các chợ lân cận như ở Hà Nội, Bắc Ninh, mà còn đổ hóa, Nghệ An… Còn các chủ hàng ở đây, không phải ai cũng có thể tự mình lên cửa khẩu hay qua Trung Quốc lấy hàng mà phải qua tay một số “đầu nậu” cung cấp.

Thường thì hàng hóa được các “đầu nậu” nhập về qua nhiều con đường khác nhau, nhưng chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong khi địa thế của xã Ninh Hiệp rất thuận lợi trong vai trò trung chuyển hàng từ các tuyến biên giới về Hà Nội rồi đi các tỉnh. Với tổng diện tích không lớn nhưng Ninh Hiệp lại nằm cạnh 2 tuyến quốc lộ huyết mạch 1A và 1B nên từ các cửa khẩu Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh về rất tiện. Ngoài ra, Ninh Hiệp gần tuyến đường sắt (ga Yên Viên). 

“Hằng ngày có hàng nghìn người từ các nơi đổ về đây buôn bán. Việc xử lý các hộ kinh doanh vi phạm cũng rất khó vì lực lượng mỏng, thẩm quyền không có. Chẳng hạn, việc xử lý gian lận thương mại thuộc thẩm quyền của quản lý thị trường và công an kinh tế, còn xã với vai trò chứng kiến thôi”, ông Nguyễn Xuân Vỵ- Trưởng Công an xã Ninh Hiệp cho biết.

Lý giải điều này, Đội Quản lý thị trường số 8 (đơn vị phụ trách địa bàn) cho hay, tại xã Ninh Hiệp ngành chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều hộ kinh doanh không có giấy phép, bán hàng không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, vi phạm nhãn mác. 

Tuy nhiên, một phần do chế tài xử lý quá nhẹ. Cũng theo đại diện Đội quản lý thị trường số 8, do mang tính chất làng nghề, địa hình phức tạp, lực lượng  chức năng còn mỏng nên không thể kiểm soát hết được. Khi bị cơ quan chức năng phát hiện, các đối tượng thường lợi dụng địa hình phức tạp của xã để tẩu tán hàng hóa nên rất khó xử lý.

Ông Vũ Vinh Phú-nguyên phó Ban chỉ đạo 127 TP Hà Nội (Ban chống hàng lậu, hàng giả TP Hà Nội) cho rằng, không chỉ ở chợ vải Ninh Hiệp mà hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm đang “lũng đoạn” thị trường. “Tôi rất đồng tình với nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội phát biểu vừa qua.

Hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng là do quản lý thị trường yếu kém. Bởi việc bắt giữ, phát hiện trong thời gian qua chủ yếu từ biên giới Trung Quốc tuồn về cho nên phải chặn ngay từ biên giới. Còn trong nội địa các vụ bắt giữ hầu hết không tìm ra được đầu nậu, chủ hàng để trị đến nơi đến chốn, thậm chí là có sự tiếp tay của lực lượng chức năng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tú Anh (Tiền Phong)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN