Nếu tinh ý, bạn vẫn tìm được mít sạch, giá rẻ ở chợ

Mặc dù tình trạng mít được thúc chín bằng hóa chất là khá phổ biến hiện nay, nhưng vì đây là loại quả lâu niên, lại đang đúng vụ nên chỉ cần tinh ý, bạn vẫn có thể tìm được mít chín tự nhiên giá rẻ ngay ở ngoài chợ.

Thương lái thích dùng hóa chất để thúc mít chín

Cũng như các loại trái cây khác, mít rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, vì lợi nhuận nên nhiều thương lái đã sử dụng hóa chất tiêm vào quả mít để thúc chín. Dù là loại quả bổ dưỡng, nhưng khi bị tác động bởi hóa chất thì dĩ nhiên nó trở thành chất độc đưa vào cơ thể thông qua đường ăn uống.

Theo một chuyên gia về nông sản sạch, một quả mít sau khi được cắt xuống sẽ được để chờ chín tự nhiên bằng cách phơi nắng, hoặc kích thích chín bằng cách tiêm thuốc vào phần cuống của quả mít.

Các thương lái thường rất thích dùng hóa chất thúc chín mít là bởi, chỉ với một lượng thuốc nhỏ được tiêm vào sẽ giúp quả mít chín đều hơn, màu mít đẹp hơn và vị ngọt hơn. Dùng hóa chất làm chín mít sẽ gây hại cho người ăn nhưng lại lại đảm bảo không lỗ cho người bán. Thúc chín bằng hóa chất, quả mít sẽ chín đều mặc dù khi được cắt xuống vẫn còn chưa kịp già.

Còn đối với những quả mít không sử dụng hóa chất để kích chín thì chỉ có cách là sau khi cắt từ trên cây xuống, mít được bưng ra ngoài sân để…tắm nắng. Một cách dấm chín tự nhiên nữa đó là trước khi mang mít đi phơi nắng thì bôi vôi vào cuống quả mít hoặc đóng cọc.

Sau khỏang 2,3 ngày, quả mít sẽ chín, thơm lừng. Nhưng cách dấm chín tự nhiên này chỉ thành công khi quả mít đã già. Nếu mít hái xuống khi chưa đủ độ già thì cách dấm tự nhiên này không thể làm mít chín được mà chúng sẽ tự thối dần.

Nếu tinh ý, bạn vẫn tìm được mít sạch, giá rẻ ở chợ - 1

Cách mà các thương lái làm chín trái mít xanh chỉ sau một đêm. Ảnh minh họa

Loại hóa chất mà các thương lái dùng để thúc chín mít có nguồn gốc từ Trung Quốc, gọi là ethrel. Đây là loại hóa chất thường dùng để kích thích mủ cây cao su và vô cùng độc hại với sức khỏe con người. Hóa chất ethrel không bán ngoài thị trường mà do dân buôn hoa quả mua qua mối quen ở chợ biên giới từ Trung Quốc chuyển về.

Thông thường, để làm chín mít, các thương lái mang lọ hóa chất này ra pha loãng, rồi ngâm cuống hoặc phun vào vỏ quả mít, chỉ sau 2 – 3 ngày là mít chín. Tuy nhiên, nhiều thương lái vì muốn rút ngắn thời gian, họ đã tiêm thẳng thuốc cô đặc vào trong quả mít hoặc nhỏ trực tiếp lên cuống mít.

Bằng cách này, chỉ sau 1 đêm, tất cả các múi mít đều chín đều, kể cả những quả chưa già. Ăn những quả mít này không khác gì đưa chất độc vào cơ thể mỗi ngày, dần dần chúng sẽ phá hủy gan thận và nội tạng. Nếu lượng hóa chất được tiêm vào quá nhiều có thể gây ngộ độc tức thì đối với người ăn.

Nhận biết mít sạch thế nào?Theo tư duy thông thường, nhiều người nghĩ mít già là mít chín tự nhiên. Thực tế chưa chắc đã đúng như vậy. Bởi quả mít già, nếu vẫn bị tiêm hóa chất để thúc chín nhanh thì rất khó để phân biệt đâu là mít chín dấm tự nhiên và đâu là mít chín thúc hóa chất.

Còn những quả mít chín trên cây rồi mới hái xuống thì vô cùng hiếm. Bạn chỉ có thể biết được khi chính tay bạn hái từ trên cây xuống mà thôi.

Nếu tinh ý, bạn vẫn tìm được mít sạch, giá rẻ ở chợ - 2

Múi và xơ đều vàng nhưng múi không óng ánh, thiếu mùi thơm là mít chín ép bằng hóa chất. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, vẫn có cách để hạn chế đến mức thấp nhất việc mua phải mít được thúc hóa chất. Có những cách sau:

- Tránh mua những quả mít chưa đủ tuổi già qua những dấu hiệu như: màu vỏ còn xanh, gai mít nhọn, khoảng cách giữa các gai mít gần nhau, vỗ vào nghe tiếng chắc nịch. Ngửi quả mít khi chưa bổ ra không hề có mùi thơm. Bổ ra, cả múi cả xơ đều màu vàng. Múi mít vàng nhưng không óng ánh, ăn ngọt nhưng không thơm nức.

- Chọn mua những quả mít già qua những dấu hiệu ngược lại như: vỏ nâu sậm, gai mít đã nở rộng, khoảng cách giữa các gai mít cách xa nhau, vỗ vào nghe tiếng bộp bộp, nhẹ và xốp chứ không chắc nịch như mít chưa đủ tuổi. Mít chín tự nhiên, chưa bổ ra nhưng đứng từ xa đã ngửi thấy mùi thơm lừng. Múi mít vàng nhưng xơ thường nhạt màu hơn, có loại múi vàng óng nhưng xơ lại trắng, chỉ những xơ cái (loại xơ to) bám vào múi mít là có màu vàng.

- Ở một số chợ, có những người bán hàng toàn bán đồ quê. Họ thường gom những thứ nông sản có sẵn trong vùng họ ở mang đi bán. Mặc dù không phải tất cả hàng hóa của họ đều sạch nhưng bạn có thể tìm được thực phẩm sạch nếu tinh ý. Những người bán hàng này không bán một mặt hàng ổn định, ở quê đang có gì thì họ mang ra thành phố bán cái đó. Nếu những người này bán những quả mít nhìn đã già (như những dấu hiệu ở trên) thì bạn hoàn toàn có thể tin tưởng mua về thưởng thức.

- Mua mít tại những địa chỉ thực phẩm sạch có uy tín mà bạn thường xuyên mua hàng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngân Khánh (Gia Đình & Xã hội)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN