Nặn hình thù kỳ thú, "nghệ nhân" nặn chục triệu đồng mỗi tháng

Sự kiện: Kinh Doanh

Từ cục đất sét, sau khi nhồi kỹ rồi nặn thành nhiều sản phẩm như con tò he, lồng đèn, chum, chén, chậu hoa kiểu…, người dân làng gốm Thanh Hà (Hội An) có thể thu nhập mỗi tháng từ vài triệu đến cả chục triệu đồng.

Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, thuộc địa bàn phường Thanh Hà, cách khu phố cổ Hội An hơn 3km về hướng Tây. Vào đầu thế kỷ 16, các cư dân từ vùng Thanh Hóa di cư vào xứ Quảng mang theo nghề gốm dựng làng, xây lò, sản xuất những mặt hàng gốm gia dụng như nồi, bát, đĩa, ấm chén…

Nặn hình thù kỳ thú, "nghệ nhân" nặn chục triệu đồng mỗi tháng - 1

Nghệ nhân Nguyễn Dư đang phục dựng lại lò nung gốm theo cách cổ truyền.

Đến tham quan làng gốm Thanh Hà, du khách không những tìm hiểu về làng nghề truyền thống lâu đời này mà còn bị thu hút bởi các công đoạn sản xuất gốm qua đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân trong làng. Họ có thể tự tay sáng tác các sản phẩm theo trí tưởng tượng của mình dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân, cũng như mua được những sản phẩm gốm ưa thích với giá gốc.

Nặn hình thù kỳ thú, "nghệ nhân" nặn chục triệu đồng mỗi tháng - 2

Làng gốm Thanh Hà qua hàng trăm năm vẫn còn giữ nguyên nét cổ truyền, ở làng trai tráng, phụ nữ, trẻ em ai cũng biết làm gốm.

Nghệ nhân Nguyễn Dư (76 tuổi, làng gốm Thanh Hà) chia sẻ: "Làm gốm không khó nhưng đòi hỏi sự đam mê, tỉ mỉ từ khâu làm đất, lên bàn chuốt, qua đôi bàn tay nhào nặn trên chiếc bàn xoay, đến khi ra sản phẩm gốm đều rất công phu".

Nguyên liệu chính để làm ra các sản phẩm đó là đất sét và phải qua quá trình ủ để giữ độ ẩm, sau đó nhồi, đánh cho đất chín rồi mới bắt đầu tạo hình. Có những sản phẩm gốm cầu kỳ, đòi hỏi đất mịn thì phải qua thêm công đoạn lọc đất 2 - 3 lần để loại sạch tạp chất...

Nặn hình thù kỳ thú, "nghệ nhân" nặn chục triệu đồng mỗi tháng - 3

Thợ giỏi Nguyễn Văn Xê đang khơi những chú tò he, kỳ thú nhưng có tiền triệu mỗi tháng.

“Sau khi nặn gốm thành hình thì đem phơi nắng một ngày rồi làm nguội để tạo những hoa văn tự nhiên, hoặc trang trí họa tiết theo yêu cầu. Cuối cùng mới đưa vào lò nung, canh củi lửa cho vừa, chỉ sơ suất một lúc cũng khiến cả mẻ thành gốm vụn” - ông Dư cho hay.

Thợ giỏi Nguyễn Văn Xê (người có thâm niên và được phong là thợ giỏi của làng gốm Thanh Hà) cho biết: "Thời thịnh nhất phải kể đến những năm thế kỷ 17-18, cùng nhịp với sự phát triển của cảng thị Hội An nên bấy giờ, nhà nhà dùng đồ gốm.

Người làng nghề gốm Thanh Hà gánh gồng, trung chuyển từ vùng quê này ra tới Thừa Thiên, đi khắp hang cùng ngõ hẻm đất Quảng Nam, Đà Nẵng. Nồi, ấm, khạp, chum vại...là những vật dụng quen thuộc từ việc nặn đất sét cuối sông Thu Bồn mà nên, vừa nhẹ lại vừa bền. Vì vậy tiếng tăm làng gốm Thanh Hà cứ thế mà vang xa và lưu giữ cho đến ngày hôm nay."

Nặn hình thù kỳ thú, "nghệ nhân" nặn chục triệu đồng mỗi tháng - 4

Ông Xê khoe chiếc chậu được làm từ đất sét mới hoàn thành.

“Làng nghề hiện có gần 70 hộ, tôi theo nghề gốm là đời thứ bốn. Mỗi gia đình tham gia vào phát triển, phục vụ khách du lịch theo đề án của thành phố Hội An sẽ được phân công rõ từng nhiệm vụ.

Như thợ giỏi mỗi tháng sẽ nhận được 6 triệu đồng, thợ loại hai sẽ nhận 4 triệu đồng (tính trên đầu bán vé theo khách tham quan-PV), đấy là chưa tính đến sản phẩm của các nghệ nhân, gia đình bán ra.

Có tháng tôi thu nhập đến 9 triệu đồng từ làm du lịch, ngoài ra mỗi ngày còn bán các sản phẩm cho du khách có thể thu thêm vài trăm ngàn.

Không những phát triển làng nghề mà các nghệ nhân, thợ giỏi ở làng gốm còn tổ chức truyền đạt lại cho các thế hệ mai sau để lưu giữ nghề gốm Thanh Hà” - ông Xê chia sẻ.

Nặn hình thù kỳ thú, "nghệ nhân" nặn chục triệu đồng mỗi tháng - 5

Nặn hình thù kỳ thú, "nghệ nhân" nặn chục triệu đồng mỗi tháng - 6

Một phụ nữ trong làng đang nặn những con "kỳ thú" tò he 

Bạn Nguyễn Ngọc Nhung (một du khách đến từ TP. HCM) chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi đến với Hội An, ở Hội An có rất nhiều địa điểm để du khách trải nghiệm, tôi đã đi tham quan rừng dừa bảy mẫu, phố cổ, nhưng khi đến làng gốm Thanh Hà tôi cảm thấy rất thích thú khi được tận mắt nhìn thấy các nghệ nhân nhào nặn, trang trí các họa tiết hoa văn rất đẹp lên các sản phẩm đĩa, bát, ấm nước, các con vật… Các sản phẩm mang tính nghệ thuật rất cao, trông rất đẹp và bắt mắt.”

Nặn hình thù kỳ thú, "nghệ nhân" nặn chục triệu đồng mỗi tháng - 7

Những chú tò he tuy nhỏ nhưng qua đôi bàn tay của các nghệ nhân, thợ giỏi sẽ bắt mắt, thổi to như kèn.

Trãi qua hơn 500 năm tồn tại và phát triển, có lúc thịnh lúc suy nhưng làng gốm Thanh Hà vẫn giữ được bản sắc vốn có, sản xuất thủ công với phương tiện và kỹ thuật truyền thống, trở thành một bảo tàng sống, một nguồn tư liệu quý giá về nghề gốm cổ truyền của Hội An nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Nặn hình thù kỳ thú, "nghệ nhân" nặn chục triệu đồng mỗi tháng - 8

Ông Xê bên một sản phẩm lồng đèn với vừa lấy trong lò nung ra.

Nặn hình thù kỳ thú, "nghệ nhân" nặn chục triệu đồng mỗi tháng - 9

Du khách thích thú với việc nặn đất sét tạo ra nhiều sản phẩm ở làng gốm Thanh Hà.

Nặn hình thù kỳ thú, "nghệ nhân" nặn chục triệu đồng mỗi tháng - 10

Một thợ ở làng gốm đang tạo một bức tranh với hoa văn sắc sảo từ đết sét.

Nặn hình thù kỳ thú, "nghệ nhân" nặn chục triệu đồng mỗi tháng - 11

Các bạn trẻ thích thú chụp ảnh lưu niệm bên các sản phẩm kỳ thú ở làng gốm Thanh Hà.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trương Hồng - Trần Hậu (Dân Việt)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN