Lật tẩy công nghệ làm tươi thịt thối

Ông Phùng Hữu Hào - Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) xác nhận: Các thương lái thường dùng chất tẩy trắng “săm-pết” để tẩy thịt ôi thiu thành thịt tươi, mới.

Liên tục trong thời gian qua, Bộ NNPTNT đã “ra quân” kiểm tra chất lượng các mặt hàng nông, thủy sản trên cả nước. Kết quả cho thấy, tình trạng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn diễn ra hết sức phức tạp, nhiều loại nông sản nhập khẩu bị phát hiện nhiễm chất cấm.

Lê nhập khẩu nhiễm chất cấm

Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), từ đầu năm 2012 đến nay, cơ quan này đã tiến hành phân tích 315 mẫu nông sản và đã phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất BVTV, nhưng tất cả đều dưới ngưỡng cho phép. Đáng lưu ý, đã phát hiện một mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc có dư lượng endosulfan - hoạt chất đã cấm sử dụng ở Việt Nam.

Về việc kiểm soát thuốc BVTV nhập khẩu, Cục BVTV cũng đã tiến hành kiểm định chất lượng 668 mẫu và phát hiện, xử lý theo quy định 6 lô hàng nhập khẩu không đạt chất lượng. Riêng trường hợp cải thảo của Trung Quốc có nhiễm Formaldehyde, Cục BVTV khẳng định, từ tháng 3 trở lại đây, Việt Nam không nhập khẩu thêm lô cải thảo nào từ Trung Quốc. Hiện cải thảo bán trên thị trường, chủ yếu được cung ứng từ Đà Lạt (Lâm Đồng), đạt chất lượng tốt, an toàn.

Truy tìm đường dây tiêu thụ thực phẩm bẩn

Thời gian gần đây, các cơ quan chức năng đã liên tục phát hiện các vụ vận chuyển, tiêu thụ thịt thối. Ông Phùng Hữu Hào- Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết: “Các thương lái thường dùng chất tẩy trắng “săm- pết” để tẩy thịt ôi thiu thành thịt tươi, mới. Hiện chúng tôi đang tiến hành lấy mẫu bột để phân tích, xác định thành phần hóa học và khả năng gây hại của hóa chất này”.

Bộ NNPTNT đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, truy xuất nguồn gốc, tìm ra đường dây tiêu thụ loại thực phẩm bẩn này. Song, theo ông Phạm Văn Đông- Phó Cục trưởng Cục Thú y, “rất khó để tìm ra đường dây tiêu thụ”.

Tuy nhiên theo bà Nguyễn Thị Xuân Thu- Thứ trưởng Bộ NNPTNT: “Thực phẩm bẩn đã vào tận bếp ăn tập thể, khu công nghiêp từ lâu. Do đó, không có lý do gì để cơ quan chức năng không biết nguồn gốc ở đâu”. Bà Thu cho rằng: “Chúng ta cần có sự phối hợp giữa các lực lượng để tìm ra đường dây vận chuyển, tiêu thụ loại thực phẩm “bẩn” này, cần chặn từ gốc, không thể theo kiểu thả gà ra đuổi. Hiện đang có thông tin, loại thực phẩm bẩn này vào nước ta dưới dạng hàng tạm nhập, tái xuất.

“Thực phẩm “bẩn” như nầm, nội tạng động vật, chân gà… bị bắt thời gian qua không thể có nguồn gốc từ trong nước, bởi, trong nước không có số lượng nhiều đến vậy. Chắc chắn đó là hàng nhập khẩu từ những nước không sử dụng những sản phẩm này, vấn đề là qua con đường nào mà thôi” - bà Thu nói.

Lật tẩy công nghệ làm tươi thịt thối - 1

Kiểm tra chất cấm trong thức ăn chăn nuôi tại Tiền Giang

Hóa chất thủy sản vi phạm tràn lan

Về kết quả kiểm tra việc sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản vừa qua tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, theo thông báo của Bộ NNPTNT, hầu hết các vụ vi phạm là phát hiện ở các cửa hàng, doanh nghiệp phổ biến là các lỗi như viết nhãn mác không đúng quy định, tâng bốc công dụng sản phẩm… nhưng địa phương không kiểm soát được.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu, hiện đang có rất nhiều chiêu gian lận thương mại được sử dụng như nói 100% nguyên liệu nước ngoài, nhưng khi nhập về, đóng gói thì phải kiểm tra lại chất lượng tại Việt Nam, từ đó đã sinh ra rất nhiều sản phẩm khác nhau, gắn nhãn mác khác... Đó là hành vi gian lận thương mại, quảng cáo quá mức so với thực tế.

“Nhiều người dân đi mua những gói thuốc mà không biết tác dụng có đúng như quảng cáo không, dẫn tới mất tiền oan. Do đó cần phải chấn chỉnh lại toàn bộ hoạt động sản xuất vật tư nông nghiệp, kiểm soát từ đầu vào các sản phẩm này để bảo vệ người chăn nuôi và môi trường” - bà Thu nói.

Tăng cường quản lý giết mổ động vật

Ông Phùng Hữu Hào - Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản thuỷ sản (Bộ NNPTNT) cho biết: “Để chấn chỉnh công tác kiểm tra kiểm soát giết mổ trên toàn quốc, Cục Thú y đang xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng về “Thực hiện quy hoạch cơ sở giết mổ động vật; quản lý giết mổ, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn thực phẩm”, đồng thời hoàn thiện dự thảo sửa đổi Quyết định 48/2005 của Bộ NNPTNT quy định mẫu dấu kiểm soát giết mổ, tem kiểm tra vệ sinh thú y và sẽ quy định cụ thể về các thủ tục kiểm soát giết mổ... Phi Long

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Xuân - Hải Hà ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN