Không phải đánh đổi giá để lấy tăng trưởng kinh tế

“Lạm phát thấp nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức cao. Việt Nam đã không phải đánh đổi giá để lấy tăng trưởng, đó là thành công lớn của nền kinh tế trong một năm qua”. Đây là nhận định tại cuộc họp báo công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) do Tổng cục thống kê tổ chức ngày 24.12.

Ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số CPI cả năm 2015 chỉ tăng 0,63% so với cùng kỳ năm ngoái - mức tăng thấp nhất trong vòng 14 năm và thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu 5% mà Quốc hội đã đề ra từ đầu năm. “Lạm phát thấp nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức cao. Việt Nam đã không phải đánh đổi giá để lấy tăng trưởng, đó là thành công lớn của nền kinh tế trong một năm qua” - ông Lâm nhận định. CPI năm nay tăng thấp, theo ông Lâm là do giá của các mặt hàng năng lượng đã giảm mạnh, trong đó có giá dầu thô trên thế giới. Điều này đã đã tác động trực tiếp và gián tiếp khiến cho nhiều nhóm hàng trong rổ hàng hóa tính CPI giảm mạnh, khiến chỉ số CPI giảm khoảng 1,2%.

Không phải đánh đổi giá để lấy tăng trưởng kinh tế - 1

Bà Vũ Thị Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Thống kê giá phân tích cụ thể: Năm nay chi phí đẩy giảm kéo mạnh CPI giảm tốc. Cụ thể, nguồn cung về lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào, cùng với sự cạnh tranh với các nước đã khiến chỉ số giá nhóm lương thực năm 2015 giảm 1,24% so với cuối năm trước. Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới giảm mạnh, khiến nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng và giao thông năm 2015 lần lượt giảm 1,62% và 11,92%, so với năm trước. Theo tính toán, do giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh theo giá dầu thế giới nên trong năm 2015 đã giảm 24,7%, góp phần làm giảm CPI chung xuống 0,9%. Giá gas sinh hoạt trong nước cũng được điều chỉnh theo giá gas thế giới, bình quân năm nay giảm 18,6% so với năm trước.

Lãnh đạo ngành thống kê nhận định: Lạm phát năm nay thấp nhưng tăng trưởng kinh tế rất cao (GDP 6 tháng đầu năm tăng khoảng 6,28% - cao nhất trong 5 năm qua), cho thấy sự vận hành đang rất tốt của nền kinh tế. “Chúng ta không cần đánh đổi tăng giá để lấy tăng trưởng. Tôi nghĩ đây là một thành công rất lớn cho nền kinh tế của chúng ta trong năm vừa qua” - ông Lâm nói.

Lãnh đạo Tổng cục thống kê cho rằng, chủ trương của ta là luôn cố gắng kiểm soát lạm phát chứ không phải kiềm chế lạm phát. Và với mức lạm phát cơ bản ổn định, lãnh đạo ngành thống kê khẳng định: Lạm phát cơ bản thể hiện chính sách tiền tệ điều hành hiệu quả, lạm phát cơ bản 2-3% đang đảm bảo mức cân bằng về chính sách tài chính.

Mặc dù vậy, khi nhận định về CPI năm tới, bà Vũ Thị Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ Thống kê cho rằng, CPI 2016 có thể tăng rất cao. Nếu Chính phủ không điều hành thì nó có thể vượt cao hơn mức 5% chúng ta đưa ra cho năm 2016. “Tăng trưởng và lạm phát ở một mức độ vừa phải nào đó là rất tốt nhưng khi lạm phát ở mức quá cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế” - bà Ngọc nói.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến CPI năm 2016, theo bà Ngọc chính là việc điều chỉnh giá của một số nhóm hàng dịch vụ công và hàng thiết yếu như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế. Cũng có khả năng giá điện tiếp tục tăng trong năm 2016 (ngày 15.3.2015 giá điện đã được tăng theo kịch bản thấp nhất mà EVN đưa ra). Đây chính là nguy cơ làm chỉ số CPI năm tới có thể tăng lên mạnh mẽ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Hương ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN