Hàng Việt "lột xác", NutiFood tấn công thị trường “cực kỳ khó tính” Hoa Kỳ

Khi doanh nghiệp chấp nhận đầu tư lớn để đáp ứng yêu cầu khắt khe của Mỹ để mở rộng thị trường thì người tiêu dùng trong nước cũng hưởng lợi.

Thành tựu mới

Việt Nam không phải là nước có lợi thế về phát triển đàn bò sữa, ngành công nghiệp chế biến sữa của Việt Nam cũng đi sau các nước nên trước giờ chủ yếu sản xuất để phục vụ thị trường trong nước. Theo Quy hoạch phát triển Ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã được Bộ Công Thương phê duyệt, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu sữa đến năm 2025 đặt ra ở mức rất khiêm tốn, chỉ từ 150-200 triệu USD/năm.

Thế nhưng, theo ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, thống kê năm 2017, kim ngạch xuất khẩu sữa của Việt Nam đã đạt 300 triệu USD, vượt xa mục tiêu. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là các loại sữa chua, sữa nước đi các thị trường châu Á và Trung Đông,… Đầu năm 2018, ngành sữa Việt Nam đạt thành tựu mới khi ký được hợp đồng xuất khẩu sữa bột pha sẵn đi thị trường Mỹ. Đây là sản phẩm dinh dưỡng y học mang hàm lượng khoa học cao, công nghệ phối trộn phức tạp. Thành tựu này là của một doanh nghiệp thuần Việt – Công ty CP thực phẩm dinh dưỡng NutiFood (NutiFood) nhưng đã mạnh dạn đầu tư, nghiên cứu và sản xuất ra những sản phẩm dinh dưỡng y học dành cho trẻ em không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp nước ngoài.

Hàng Việt "lột xác", NutiFood tấn công thị trường “cực kỳ khó tính” Hoa Kỳ - 1

Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty NutiFood chia sẻ mong ước xuất khẩu sản phẩm đi thị trường khó tính của NutiFood đã có từ rất lâu. Do đó, mỗi lần đi nước ngoài đều quan sát thị trường rất kỹ để xem ở phân khúc nào thì sản phẩm của NutiFood có lợi thế. Khi tìm được phân khúc phù hợp, NutiFood có cơ duyên được hợp tác với Công ty thực phẩm Delori (bang California – Mỹ) – đây là công ty có gần 30 năm kinh nghiệm trong sản xuất và phân phối thực phẩm tại Mỹ. Công ty Delori có mối quan hệ rộng với các nhà bán lẻ Mỹ như: Superior, Vallarta, El Super, các kênh siêu thị như Wal-Mart, 99 cent,…Theo ông Trần Thanh Hải, sữa bột pha sẵn Pedia Plus dành cho trẻ biếng ăn là sản phẩm đầu tiên của NutiFood có “visa” đi Mỹ nhưng điều bất ngờ là mặt hàng này không có trong kế hoạch hợp tác ban đầu của 2 bên. Pedia Plus là sản phẩm đặc trị của NutiFood đã được các bà mẹ trong nước tin dùng, sản phẩm Pedia Plus xuất khẩu đi Mỹ chỉ khác về bao bì, nhãn mác do thị hiếu tiêu dùng và quy định ghi nhãn khác nhau.

Ông Jaime Brown, Chủ tịch Công ty thực phẩm Delori cho biết dòng sản phẩm đặc trị dành cho trẻ biếng ăn được hình thành và phát triển mạnh mẽ tại thị trường Mỹ trong nhiều năm qua. Sản phẩm sữa Pedia Plus của NutiFood được đánh giá có chất lượng tương đương với các sản phẩm cùng phân khúc đang bán chạy ở Mỹ.

Chi triệu đô cùng nỗ lực không ngừng

Sau khi thống nhất sản phẩm, 2 bên đã nỗ lực không ngừng trong hơn 1 năm để đi đến ký kết hợp đồng xuất khẩu chính thức. Theo ông Trần Thanh Hải, chất lượng sữa Pedia Plus được đối tác nhập khẩu đánh giá tốt, đạt yêu cầu nhưng để xuất khẩu đi Mỹ, NutiFood phải đạt chuẩn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).

Để đạt được chuẩn của FDA, NutiFood đã đầu tư 1 triệu USD vào cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực để đáp ứng yêu cầu. Sau đó, nhà máy NutiFood được tổ chức kiểm nghiệm độc lập Michelson Laboratories – Mỹ kiểm nghiệm và chứng nhận tiêu chuẩn FDA để có thể sản xuất sản phẩm vào thị trường Mỹ. Theo ông Trần Thanh Hải, dù gặp nhiều khó khăn và tốn kém nhưng NutiFood vẫn quyết tâm đầu tư để mở ra thị trường.

Theo ông Lê Nguyên Hoà, Phó chủ tịch NutiFood, khó khăn lớn nhất của NutiFood trong quá trình đàm phán để được “cấp visa” sang Mỹ là việc nhà máy sản xuất phải thỏa mãn các tiêu chuẩn khắc khe của FDA Hoa Kỳ.

“Mới đầu chúng tôi nghĩ chắc là mọi chuyện sẽ dễ dàng. Vì nhà máy sản xuất tại Bình Dương đã rất hiện đại với dây chuyền thiết bị tối tân của Thuỵ Điển, Đức thế hệ mới nhất và đạt các tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu như GMP, ISO 22000... Nhưng, theo quy định của FDA Hoa Kỳ, sữa bột pha sẵn Pedia Plus là sản phẩm thuộc dòng “low acid” là loại thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn cao nhất, nên được người Mỹ kiểm soát chặt chẽ nhất, với nhiều quy chuẩn khắt khe về thiết bị, môi trường, con người…trong vận hành sản xuất”, ông Hoà nói.

Hàng Việt "lột xác", NutiFood tấn công thị trường “cực kỳ khó tính” Hoa Kỳ - 2

NutiFood đã mất 6 tháng và để kiện toàn nhà máy, dây chuyền sản xuất cũng như con người mới đạt những tiêu chuẩn mà FDA đề ra.

Về phía Công ty Delori, ông Jaime Brown cho biết đã nỗ lực mang sản phẩm Pedia Plus xâm nhập thị trường Mỹ: từ việc tuân thủ các yêu cầu kiểm tra khắt khe của FDA, tiếp nhận đánh giá của bộ phận khách hàng qua hệ thống siêu thị Mỹ, ghi nhận phản hồi của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Ông Jaime Brown kể người tiêu dùng Mỹ đánh giá tích cực về sản phẩm: chất lượng tốt, vị ngon. Ngay người cháu nội 4 tuổi của ông khi dùng thử sữa Pedia Plus cũng rất thích. Do vậy, ông Jaime Brown rất tin tưởng sản phẩm sữa Pedia Plus sẽ thành công trên đất Mỹ.

Theo hợp đồng 2 bên ký kết, Công ty Delori sẽ phân phối sản phẩm sữa bột pha sẵn Pedia Plus dành cho trẻ biếng ăn vào hơn 300 siêu thị của bang Califonia của Mỹ. Dự kiến doanh thu xuất khẩu năm đầu tiên khoảng 20 triệu USD và nâng lên 100 triệu USD/năm trong 5 năm tới. Không chỉ sữa Pedia Plus, NutiFood còn có kế hoạch phát triển thêm nhiều sản phẩm đi thị trường Mỹ và các nước Nam Mỹ. Để chuẩn bị cho việc phát triển thị trường, NutiFood đã có kế hoạch đầu tư và mở rộng nhà máy tại: Bình Dương, Gia Lai, Hưng Yên để đáp ứng nhu cầu thị trường. Như vậy, khi doanh nghiệp đầu tư để đạt chuẩn FDA xuất khẩu đi Mỹ thì người tiêu dùng trong nước được hưởng lợi vì nội địa vẫn là thị trường tiêu thụ chủ lực của NutiFood.

Hàng chất lượng “Made in Vietnam”

Theo ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương), năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều của Việt Nam và Mỹ đạt 50,81 tỷ USD. Tuy trong quan hệ thương mại song phương, Việt Nam luôn duy trì thặng dư nhưng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào Mỹ chủ yếu là các mặt hàng truyền thống như: dệt may, đồ gỗ, máy móc, thiết bị điện tử. Trong khi đó, các sản phẩm thực phẩm, hàng tiêu dùng liên quan trực tiếp đến sức khỏe, đặc biệt là sản phẩm dành cho trẻ em, trong đó có sữa vẫn chiếm tỉ trọng không đáng kể. Nguyên nhân chính là do thị trường Mỹ yêu cầu rất cao với nhóm sản phẩm này. Theo đạo luật Liên bang Mỹ về thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm quy định rất ngặt nghèo về thành phần dinh dưỡng, hàm lượng dinh dưỡng, kiểm soát chất lượng dinh dưỡng, lưu trữ và báo cáo số liệu sản xuất và triệu hồi sản phẩm. Do đó, việc NutiFood ký kết với đối tác Delori để xuất khẩu sữa bột dành cho trẻ biếng ăn chứng minh năng lực thực sự của NutiFood. Đây là sản phẩm chất lượng “Made in Vietnam” sắp có mặt trên các kệ hàng của các siêu thị lớn trên thế giới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN