Đặc sản tết miền Tây vừa lạ vừa quen

Sự kiện: Hàng Tết 2019

Tết là dịp ăn xài của dân thị thành nên khu vực nông thôn xem mùa tết là mùa kiếm tiền. Nhưng chỉ có sản phẩm mới, lạ mắt, độc đáo… mới có thể “móc” được hầu bao của dân thành thị.

Cá khô, món không thể thiếu

Ông Nguyễn Tấn Tài, chủ cơ sở sản xuất cá khô Kim Huê ở thị trấn Chợ Mới (huyện Chợ Mới, An Giang) cho biết, “Cơ sở Kim Huê sẽ góp mặt với thị trường tết Nguyên đán năm nay khoảng 30 tấn cá khô các loại gồm: khô lóc, khô chạch, khô lìm kìm…”

Theo ông Tài, đây là những thứ đặc sản nổi tiếng từ lâu đời ở địa phương. Với kinh nghiệm theo mọi năm, ông Tài cho rằng, vào dịp tết, các thành phố lớn như: TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ… “ăn” rất mạnh các loại cá khô. Có những năm tới những phiên chợ cuối, nhiều cơ sở sản xuất đã vét cạn nguồn hàng mà nhu cầu của các đầu mối vẫn chưa được đáp ứng đủ. Ngoài ra, kiều bào về nước cũng mang theo “nỗi vương vấn” cá khô trở về, nên họ đặt hàng sản phẩm cá khô. Ăn mấy ngày tết chưa thoả, Việt kiều còn đem cá khô ra nước ngoài làm quà biếu cho những người thân không có điều kiện ăn tết tại quê hương.

Đặc sản tết miền Tây vừa lạ vừa quen - 1

Kiểng thú được tạo hình bằng cây tắc ở Chợ Lách

Nguyên liệu sản xuất cá khô tết năm nay dồi dào nhờ mùa nước nổi dâng khá cao, cá tự nhiên về nhiều mà cá nuôi cũng không ít. Do vậy, sản phẩm cá khô các loại hầu như không tăng so với mọi năm. Giá bán khô cá lóc từ 200.000 – 250.000 đồng/kg, khô cá chạch nguyên con khoảng 300.000 đồng/kg, khô cá lìm kìm 400.000 – 450.000 đồng/kg. “Khí hậu lạnh như năm nay tạo điều kiện tốt hơn cho việc bảo quản cá khô, chỉ cần treo nơi thoáng, thay vì phải giữ trong ngăn mát của tủ lạnh”, ông Tài nói.

Kiểng lạ mắt, hiếm hàng

Ngoài 40 cặp ngựa bằng “chất liệu” cây si Nhật của cơ sở Năm Công ở xã Hưng Khánh Trung B (Chợ Lách, Bến Tre) được sản xuất theo đơn đặt hàng với giá 3 – 5 triệu đồng/cặp, làng hoa kiểng Chợ Lách còn chào năm mới với sản phẩm kiểng hình con ngựa được tạo hình bằng cây tắc.

Ông Trần Văn Được, chủ cơ sở Năm Được ở ấp Phú Hưng (xã Hưng Khánh Trung B) miệt mài trong suốt cả năm trời để tạo hình thành công 20 cặp ngựa và ba cặp rồng bằng cây tắc. Những năm trước, kiểng trái bắt mắt thường là cây đầu bò, nhưng năm nay, những con ngựa mà toàn thân dày đặc những trái tắc chín màu vàng tươi, là hình ảnh bắt mắt và được nhiều phú gia gật đầu khi chọn lựa. Giá bán hiện tại tuỳ kích cỡ và thời điểm, nhưng dao động trong khoảng 3 – 6 triệu đồng/cặp. Ông Được cho biết: “Các sản phẩm của cơ sở Năm Được đã được khách đặt hàng 70%, số còn lại ông Được dự kiến sẽ đưa đi tham gia các chợ hoa ở TP.HCM.

Ở miền Tây, nhiều người còn gọi cây tắc là cây hạnh, nên hạnh phúc hiện diện trong nhà ngay những ngày đầu năm là điều ai cũng mong muốn và hướng tới bằng tất cả khả năng. Tuy nhiên, theo ông Được, những loại sản phẩm này thường phải chưng song đôi, nên với túi tiền của dân lao động thì dù ham cũng khó quyết định mua. Do vậy, thị trường mục tiêu của ông Được là nhóm khách hàng khu vực đô thị có mức sống từ khá trở lên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Tùng (Sài Gòn tiếp thị)
Hàng Tết 2019 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN