Trận đấu nổi bật

madison-vs-irina-camelia
Mutua Madrid Open
Madison Keys
1
Irina-Camelia Begu
0
victoria-vs-tatjana
Mutua Madrid Open
Victoria Azarenka
2
Tatjana Maria
0
yoshihito-vs-felix
Mutua Madrid Open
Yoshihito Nishioka
1
Felix Auger-Aliassime
1
jelena-vs-jessica
Mutua Madrid Open
Jelena Ostapenko
-
Jessica Bouzas Maneiro
-
naomi-vs-liudmila
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
-
Liudmila Samsonova
-
richard-vs-lorenzo
Mutua Madrid Open
Richard Gasquet
0
Lorenzo Sonego
0
coco-vs-arantxa
Mutua Madrid Open
Coco Gauff
-
Arantxa Rus
-
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
-
Rafael Nadal
-
iga-vs-xiyu
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
-
Xiyu Wang
-

Tìm giải pháp tốt nhất cho kình ngư nữ số 1 Việt Nam

Sau cả chục năm ăn cơm tuyển quốc gia, kình ngư số 1 Việt Nam lại mới bộc lộ ý định xin không tập trung cùng đội tuyển để về tập luyện tại đơn vị chủ quản. Trước mắt, chưa có quyết định cuối cùng về chuyện tiếp tục tập trung cùng đội tuyển hay về đơn vị chủ quản của Ánh Viên nhưng cuối cùng vẫn là tìm được giải pháp để kình ngư nữ số 1 Việt Nam tiếp tục phát huy khả năng dù có tập luyện ở môi trường nào.

Dấu ấn khó phai

Trong làng thể thao Việt Nam, hiếm có VĐV nào ăn tập dài hạn ở nước ngoài theo mô hình một thầy một trò như Nguyễn Thị Ánh Viên trong khoảng thời gian tới 8 năm. Chính xác là từ năm 2011, khi khả năng tranh chấp HCV SEA Games và huy chương ASIAD cũng như giành vé dự Olympic của Nguyễn Thị Ánh Viên là thấy rõ, ngành Thể thao đã có bước đi đột phá trong đầu tư cho một VĐV trọng điểm.

Kình ngư Ánh Viên vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục đóng góp cho thể thao Việt Nam.

Kình ngư Ánh Viên vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục đóng góp cho thể thao Việt Nam.

Theo đó, từ năm 2012, Nguyễn Thị Ánh Viên được đưa sang Mỹ tập huấn dài hạn, xuyên suốt cả năm và đi cùng cô là HLV Đặng Anh Tuấn. Quãng thời gian tập huấn dài của một cô bé với những bước chuyển về tâm lý quan trọng nhất trong sự phát triển của một con người mà không có người thân bên cạnh, cũng không được nhắc đến nhiều, chỉ người trong cuộc mới hiểu.

Nhưng chỉ cần nhìn từ bên ngoài cũng đủ thấy những khó khăn, hy sinh của cả hai thầy trò, đặc biệt là Ánh Viên. Tất nhiên, cũng không thể không nhắc đến sự đầu tư quyết liệt, xuyên suốt của ngành Thể thao, từ Tổng cục TDTT đến Thể thao Quân đội - đơn vị chủ quản của Ánh Viên.

8 năm đằng đẵng tập luyện ở nơi xứ người theo mô hình một thầy, một trò như vậy, đã đem đến cho thầy trò Đặng Anh Tuấn – Nguyễn Thị Ánh Viên và thể thao Việt Nam những thành tích mà trước đây chưa từng chạm đến, đặc biệt là đối với những kình ngư nữ. Cô trở thành một biểu tượng cho thể thao Việt Nam qua việc giành 25 HCV qua các kỳ SEA Games đã tham dự từ năm 2013 đến 2019.

Đó là thành tích vô tiền khoáng hậu với một kình ngư Việt Nam, đặc biệt ở môn bơi, một trong hai môn thể thao cơ bản nhất của hệ thống thi đấu Olympic bên cạnh điền kinh. Thể thao Việt Nam từng mỏi mắt trông chờ từng tấm HCV SEA Games và chính Ánh Viên đã giúp thể thao Việt Nam không lâm vào cảnh đó trong 4 kỳ SEA Games gần đây.

Cũng nhờ đó, thể thao Việt Nam có vị thế tốt hơn hẳn tại Đông Nam Á và châu Á. Riêng tại cấp độ châu Á, Ánh Viên từng giành 5 huy chương chương tại giải vô địch châu Á (1 HCB năm 2012; 1 HCV, 3 HCĐ năm 2016) bên cạnh 2 tấm HCĐ ở ASIAD 2014, tạo nên cột mốc lịch sử cho bơi cũng như thể thao Việt Nam.

Nhưng cuộc sống luôn vận động và không phải mọi thứ đều thuận lợi với Nguyễn Thị Ánh Viên. Đặc biệt, từ khi HLV Đặng Anh Tuấn chia tay đội tuyển quốc gia cũng là lúc Ánh Viên thực sự đối mặt với những vấn đề trong chuyên môn, cuộc sống. Cũng vì vậy, ngành Thể thao đã đưa Ánh Viên về Việt Nam tập huấn nhằm chuẩn bị cho việc tranh vé dự Olympic 2020 và SEA Games 31 tại Việt Nam. Như nhận định của người trong nghề, kể cả khi không còn ở phong độ tốt nhất thì Nguyễn Thị Ánh Viên vẫn có thể tranh chấp HCV ở SEA Games.

Ngành Thể thao cũng tạo điều kiện tốt nhất để Ánh Viên phát huy hết khả năng, trừ việc thuê chuyên gia ngoại – gặp khó khăn do nguồn kinh phí và dịch COVID-19, từ khi cô tập luyện trở lại ở Việt Nam từ đầu năm 2020 đến nay. Ngay cả khi cô không đạt thành tích tốt tại Olympic Tokyo 2020 thì ngành Thể thao vẫn đặt niềm tin vào kình ngư người Cần Thơ này, đặc biệt khi SEA Games 31 sẽ diễn ra tại Việt Nam.

Chờ đợi giải pháp tốt nhất

Từ trước khi diễn ra Olympic Tokyo 2020 vào tháng 7 vừa qua, Nguyễn Thị Ánh Viên đã bày tỏ nguyện vọng được trở về đơn vị là Trung tâm Huấn luyện TDTT Quốc phòng 4 tại Cần Thơ để tập luyện. Trong khi đó, năm 2022, sẽ diễn ra Đại hội Thể thao toàn quốc và Ánh Viên vẫn sẽ là chủ lực của đội bơi Quân đội. Cô đang giữ kỷ lục đoạt nhiều HCV tại Đại hội thể thao toàn quốc nhất với 20 HCV (Đại hội năm 2014 tại Nam Định) và 12 HCV (năm 2018 tại Hà Nội).

Dù vậy, nếu về đơn vị, cô sẽ tập luyện như thế nào để chứng tỏ vai trò chủ lực của mình thì lại là câu chuyện tương lai. Tất nhiên, khi về tập luyện tại Cần Thơ cũng sẽ thuận lợi cho việc theo học ĐH TDTT cũng như gần gia đình, mang lại tâm lý thoải mái cho kình ngư này. Trong khi đó, theo dự kiến, đội tuyển bơi sẽ tập trung ở Hà Nội.

Thực tế, nếu Ánh Viên không còn khả năng để cống hiến cho đội tuyển quốc gia thì đã đi một lẽ. Đằng này, cô vẫn có khả năng làm đầu tàu cho đội tuyển và có thể tranh chấp HCV tại SEA Games tới. Phía Tổng cục TDTT vẫn khẳng định sẽ tìm chuyên gia ngoại cho Ánh Viên đồng thời đưa cô đi tập huấn tại nước ngoài. Tuy nhiên, trước mắt, Ánh Viên vẫn xin tập luyện trong nước, thay vì ra nước ngoài tập huấn.

Cách đây ít hôm, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn cũng khẳng định: “Đúng là VĐV Nguyễn Thị Ánh Viên đã làm đơn bày tỏ nguyện vọng xin thôi tập trung đội tuyển quốc gia. Các bộ phận chuyên môn đang tìm hướng giải quyết với trường hợp của Viên và sẽ động viên, tìm hiểu kỹ để tuyển thủ được yên tâm nhất về tâm lý”.

Thông tin từ Tổng cục TDTT cho hay, các bộ phận liên quan cũng sẽ cần thời gian để tìm hiểu và trao đổi kỹ với chính kình ngư này nhằm giúp cô tiếp tục phát huy hết khả năng. Tới đây, bộ môn bơi (Tổng cục TDTT) và lãnh đạo Tổng cục TDTT cũng sẽ trao đổi, làm việc cùng lãnh đạo Thể thao Quân đội, gia đình Ánh Viên để tìm giải pháp phù hợp nhất cho kình ngư 25 tuổi này.

Và dù cô tập luyện ở đâu thì vẫn cần nhận được sự đầu tư tốt nhất về chuyên gia, dinh dưỡng cũng như các điều kiện tập luyện khác. Tuy nhiên, trước mắt vẫn phải đợi thời gian để các bên cùng tìm được giải pháp tốt nhất để hướng đến mục tiêu cao nhất của bơi Việt Nam ở các đấu trường quốc tế trong năm 2022.

Đội tuyển bơi đi Hungary từ tháng tới

Trong kế hoạch chuẩn bị cho ASIAD 19 năm 2022 và SEA Games 31 năm 2022, dự kiến từ tháng 11, đội tuyển bơi quốc gia sẽ đi tập huấn dài hạn tại Hungary. Lẽ ra, chuyến tập huấn này đã được thực hiện từ tháng trước nhưng do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam nên phải lùi lại.

Minh Khuê

Nguồn: [Link nguồn]

“Ánh Viên không giải nghệ mà cần một khoảng lặng”

(Tin thể thao, tin bơi lội) Lãnh đạo của bộ môn bơi Tổng cục thể dục thể thao cho rằng đây là thời điểm Ánh Viên cần...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Minh Hà ([Tên nguồn])
Hiện tượng kình ngư Ánh Viên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN