Trận đấu nổi bật

victoria-vs-sara
Mutua Madrid Open
Victoria Azarenka
0
Sara Sorribes Tormo
1
iga-vs-sorana
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
2
Sorana Cirstea
0
thiago-vs-stefanos
Mutua Madrid Open
Thiago Monteiro
2
Stefanos Tsitsipas
0
jelena-vs-maria-lourdes
Mutua Madrid Open
Jelena Ostapenko
-
Maria Lourdes Carle
-
pedro-vs-frances
Mutua Madrid Open
Pedro Cachin
0
Frances Tiafoe
0
jannik-vs-lorenzo
Mutua Madrid Open
Jannik Sinner
1
Lorenzo Sonego
0
sloane-vs-maria
Mutua Madrid Open
Sloane Stephens
0
Maria Sakkari
1
daniil-vs-matteo
Mutua Madrid Open
Daniil Medvedev
-
Matteo Arnaldi
-
leylah-vs-ons
Mutua Madrid Open
Leylah Fernandez
-
Ons Jabeur
-
grigor-vs-jakub
Mutua Madrid Open
Grigor Dimitrov
-
Jakub Mensik
-
alex-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Alex De Minaur
-
Rafael Nadal
-
roberto-vs-karen
Mutua Madrid Open
Roberto Bautista Agut
-
Karen Khachanov
-
miomir-vs-casper
Mutua Madrid Open
Miomir Kecmanovic
-
Casper Ruud
-

Lực sĩ Thạch Kim Tuấn và "nỗi đau" mang tên Olympic

(Tin thể thao, tin Olympic) Giành nhiều thành tích ấn tượng ở các giải đấu châu lục và thế giới nhưng Olympic vẫn là đấu trường “ác mộng” đối với lực sĩ Thạch Kim Tuấn.

Từ “đô cử vàng” của cử tạ Việt Nam

Có thể nói, Thạch Kim Tuấn là một trong những trường hợp đặc biệt của thể thao Việt Nam khi anh từng giành vinh quang, được cơ ngợi nhiều lần ở đấu trường cử tạ danh giá của thế giới, nhưng lại nhận vô số sự chỉ trích, nỗi thất vọng mỗi khi Thế vận hội khởi tranh.

Thạch Kim Tuấn khẳng định tài năng từ rất trẻ

Thạch Kim Tuấn khẳng định tài năng từ rất trẻ

Kim Tuấn sớm “nổi như cồn” trong làng thể thao Việt Nam với các tấm huy chương ở các giải trẻ danh giá của châu lục và thế giới. Ngay lần đầu bước ra biển lớn ở tuổi 15 và không được kỳ vọng nhiều, đô cử sinh năm 1994 đã giành 3 tấm HCB ở giải cử tạ trẻ thế giới 2009, tiếp đến là 1 HCV và 2 HCB ở giải vô địch trẻ châu Á cùng năm.

Một năm sau, Kim Tuấn tiếp tục gây sốt khi giành tấm HCV tại Thế vận hội trẻ 2010 trên đất Singapore ở hạng cân 56 kg. Kể từ đó, Kim Tuấn là gương mặt vàng trong làng cử tạ nước nhà. Anh liên tục được xướng tên trên bảng thành tích ở các đấu trường lớn, đáng kể như tấm HCĐ thế giới 2013, HCB đại hội thể thao châu Á 2014, HCB thế giới 2014, hay HCV SEA Games 2015.

Là lực sĩ số 1 của Việt Nam và trong nhóm đầu thế giới nhiều năm qua, tuy nhiên riêng ở đấu trường Olympic, Kim Tuấn chưa một lần chạm tay đến vinh quang, thậm chí đây còn là sân chơi khiến anh phải chịu nhiều chỉ trích.

... đến “nỗi đau” Olympic

Ở kỳ Olympic 2012, Kim Tuấn không thể tham dự khi chỉ xếp hạng 4 tại giải vô địch cử tạ châu Á, giải đấu tuyển chọn suất tham dự Thế vận hội. Đáng nói, Tuấn để thua trước người đồng đội Trần Lê Quốc Toàn. Chính Quốc Toàn sau đó đã mang về tấm HCĐ cho thể thao Việt Nam tại Olympic London (dù phải sau 8 năm, Toàn mới được nhận tấm HCĐ này do lực sĩ người Azerbaijan đứng hạng 3 năm 2012 dương tính với chất cấm).

Kim Tuấn với những lần để tạ rơi tại Olympic mang đến nỗi thất vọng rất lớn

Kim Tuấn với những lần để tạ rơi tại Olympic mang đến nỗi thất vọng rất lớn

4 năm sau, khi kinh nghiệm và đẳng cấp liên tục được khẳng định, không có gì có thể cản bước Thạch Kim Tuấn góp mặt tại Olympic Rio 2016. Gánh trên vai niềm hi vọng số 1 của đoàn thể thao Việt Nam, Kim Tuấn lại thất bại theo cách cay đắng nhất khi cử đẩy không thành ở cả 3 lượt nâng và không được xếp thành tích tổng cử ở hạng cân 56 kg.

Đến với Olympic Tokyo 2021, Kim Tuấn chuyển lên thi đấu hạng cân 61 kg, vẫn là niềm hi vọng bậc nhất trong mục tiêu tranh huy chương của thể thao Việt Nam, nhưng sự hoài nghi cho đô cử này là rất lớn. Nhất là khi ở giải vô địch châu Á cách đây 3 tháng tại Uzbekistan, Kim Tuấn tiếp tục có một giải đấu không thành công với hai lần để rơi tạ ở nội dung cử đẩy, đánh mất tấm HCĐ vào tay Yoichi Itokazu (Nhật Bản).

Và rồi trên đất Nhật Bản mới đây, Kim Tuấn một lần nữa không được tính thành tích tổng cử sau khi để rơi tạ trong cả 3 lần cử đẩy. Kết thúc phần thi này, Li Fabin (Trung Quốc) đoạt HCV với tổng cử 313 kg, Eko Yuli Irawan (Indonesia) đoạt HCB với tổng cử 302 kg và Igor Son (Kazakhstan) đoạt HCĐ với tổng cử 294 kg.

Olympic Tokyo 2021 tiếp tục mang đến một kỷ niệm buồn cho đô cử 27 tuổi

Olympic Tokyo 2021 tiếp tục mang đến một kỷ niệm buồn cho đô cử 27 tuổi

Con số này càng làm người hâm mộ cảm thấy rất buồn khi mức tổng cử của Igor Son kém thành tích mà Kim Tuấn từng giành được tại SEA Games 2019. Cụ thể cách đây 2 năm, Kim Tuấn đã đạt tổng cử 309 kg (140 kg cử giật, 169 kg của đẩy) trên đất Philippines. Cùng năm này, Tuấn còn một lần đạt tổng cử 296 kg ở giải vô địch thế giới.

Thạch Kim Tuấn đã cố gắng hết sức, nhưng rõ ràng khoảng cách giữa anh và các đối thủ ở Olympic Tokyo đã được chứng minh trên sàn đấu. Thêm một lần vỡ mộng tại Olympic, đã ở tuổi 27, liệu Thạch Kim Tuấn có đủ sức theo đuổi giấc mơ huy chương ở đấu trường danh giá nhất hành tinh?

“Kim Tuấn thua vì rất nhiều nguyên nhân”

Lý giải nguyên nhân thất bại của Thạch Kim Tuấn tại Olympic Tokyo 2021, ông Đỗ Đình Kháng Tổng thư ký Liên đoàn Cử tạ Việt Nam cho rằng việc bị cách ly quá nhiều sau khi trở về từ giải vô địch châu Á ở Uzbekistan và thiếu dinh dưỡng đã ảnh hưởng lớn đến Kim Tuấn.

“Sau khi trở về từ giải vô địch châu Á ở Uzbekistan, Kim Tuấn bị cách ly đến 1 tháng rưỡi do gần hết cách ly theo quy định thì lại xuất hiện 1 ca F0 nên phải cách ly lại từ đầu. Trong thời gian này việc tập luyện cũng như ăn uống của Tuấn gặp nhiều khó khăn, dinh dưỡng không thể đảm bảo như bình thường.

Kim Tuấn hiện tại cũng có gia đình rồi nên không còn ở thời kỳ đỉnh cao phong độ như trước. Bên cạnh đó, vấn đề tâm lý và chấn thương ảnh hưởng không nhỏ đến đô cử này”, ông Kháng nói thêm. 

Nguồn: [Link nguồn]

Cú sốc Thạch Kim Tuấn lần thứ 2 bị loại cay đắng thi cử tạ Olympic

(Tin thể thao, tin Olympic) Lực sĩ Thạch Kim Tuấn gây thất vọng khi thi đấu không thành công tại hạng cân 61 kg nam, qua đó...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lê Phong ([Tên nguồn])
Đoàn Olympic Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN