Trận đấu nổi bật

madison-vs-irina-camelia
Mutua Madrid Open
Madison Keys
2
Irina-Camelia Begu
0
victoria-vs-tatjana
Mutua Madrid Open
Victoria Azarenka
2
Tatjana Maria
0
yoshihito-vs-felix
Mutua Madrid Open
Yoshihito Nishioka
1
Felix Auger-Aliassime
2
jelena-vs-jessica
Mutua Madrid Open
Jelena Ostapenko
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
naomi-vs-liudmila
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
1
Liudmila Samsonova
1
richard-vs-lorenzo
Mutua Madrid Open
Richard Gasquet
0
Lorenzo Sonego
2
coco-vs-arantxa
Mutua Madrid Open
Coco Gauff
-
Arantxa Rus
-
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
-
Rafael Nadal
-
iga-vs-xiyu
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
-
Xiyu Wang
-

F1 2013: Có nên sử dụng công nghệ DDRS? (P1)

Đến thời điểm này, các đội đua vẫn đang phân vân lựa chọn có hay không áp dụng công nghệ DDRS.

Mùa giải F1 năm 2013 sắp khởi tranh, thời gian thử nghiệm xe theo lịch sẽ diễn ra vào đầu tháng 2 cũng đã cận kề. Nhưng đến thời điểm này các đội đua vẫn đang phân vân lựa chọn có hay không áp dụng công nghệ DDRS vào mùa giải này (DDRS – hệ thống làm giảm sức cản kép, thụ động). Xét ở một góc độ nào đó áp dụng công nghệ này mang lại hiệu quả rất lớn nhưng quyết định có sử dụng nó hay không lại đang làm đội ngũ thiết kế xe của các đội đua cân nhắc kỹ lưỡng.

Năm 2013 FIA đã có thay đổi quy định về việc sử dụng hệ thống DRS. Trước đây trong các đợt chạy thử ngày thứ 6 và sáng thứ 7, cũng như đợt chạy phân hạng chiều thứ 7 các tay đua được phép sử dụng DRS không hạn chế. Trong mùa giải 2013 theo quy định mới thì hệ thống DRS chỉ được phép sử dụng tại các đoạn đường đua cho phép sử dụng DRS trong các đợt chạy thử, phân hạng, đua chính thức (các đoạn được phép sử dụng DRS tại mỗi đường đua luôn được FIA điều chỉnh và công bố trước khi chặng đua diễn ra).

F1 2013: Có nên sử dụng công nghệ DDRS? (P1) - 1

Cánh gió sau khi hệ thống DRS không hoạt động

F1 2013: Có nên sử dụng công nghệ DDRS? (P1) - 2

Theo luật của FIA cấm tất cả các thiết bị nào có thể chủ động can thiệp và làm thay đổi tính chất khí động học của chiếc xe ngoài thiết bị được cho phép như DRS. Hệ thống DRS được thiết kế để khi kích hoạt cánh gió sau, cánh gió sau sẽ được mở ra nhằm làm giảm lực downforce (Downforce - lực khí động học sinh ra để tạo sức ép hướng xuống khi xe di chuyển cải thiện lực bám của xe xuống đường) giúp cho xe có thể đạt vận tốc cao hơn khoảng 10km/h so với bình thường (trong điều kiện bình thường với những đường đua tốc độ cao, trên đoạn thẳng dài nhất xe đua F1 có thể chạy với vận tốc khoảng 340km/h).

F1 2013: Có nên sử dụng công nghệ DDRS? (P1) - 3

DRS được kích hoạt và cơ cấu hoạt động

F1 2013: Có nên sử dụng công nghệ DDRS? (P1) - 4

Đầu mùa giải 2012 đã có 2 đội đua Mercedes và Red Bull thử nghiệm và phát triển DRS kép, hệ thống này dẫn luồn không khí thông qua các ống dẫn ở cánh sau tác động trực tiếp và làm thay đổi tính chất khí động học giúp cho chiếc xe đạt vận tốc cao hơn tại các đoạn thẳng dài. Sau đó đến giữa mùa giải FIA đã thống nhất với các đội đua về việc cấm DDRS trong năm 2013. Nhưng trong thời gian này Lotus cũng phát triển hệ thống DDRS trên chiếc xe của mình. Điều đáng lưu ý là khi FIA đưa ra lệnh cấm DDRS nhưng các chi tiết kỹ thuật chỉ liên quan đến hệ thống của Mercedes. Còn DDRS của Lotus là một dạng biến thể khác biệt rất lớn về chi tiết và cấu tạo kỹ thuật mà FIA đưa ra trong lệnh cấm của mình.

Bản chất hệ thống DDRS được thiết kế dựa trên cơ sở khi kích hoạt DRS cánh gió sau sẽ mở ra làm giảm lực cản phần đuôi xe, đồng thời cũng mở hệ thống ống dẫn không khí từ đuôi xe lên đầu xe, luồng không khí này sẽ xả lên hệ thống cánh gió trước và tác động trực tiếp lên hệ thống này làm giảm lực cản đầu xe giúp cho downforce trên toàn bộ xe cân bằng hơn và đạt tốc độ cao trên đoạn đường thẳng, vận tốc chiếc xe có thể đạt được sẽ cao hơn 6-7km/h so với việc chỉ sử dụng DRS. Việc DDRS hoạt động trên nguyên lý này để tác động lên hệ thống cánh gió trước xuất phát từ việc kích hoạt DRS nên được cho là thụ động do đó không vi phạm quy định của FIA.

(còn tiếp)

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Danica Patrick
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN