Trận đấu nổi bật

jessica-vs-paula
Mutua Madrid Open
Jessica Bouzas Maneiro
-
Paula Badosa
-
naomi-vs-greet
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
-
Greet Minnen
-
emma-vs-maria-lourdes
Mutua Madrid Open
Emma Raducanu
-
Maria Lourdes Carle
-
borna-vs-benjamin
Mutua Madrid Open
Borna Coric
-
Benjamin Hassan
-
sofia-vs-anna-karolina
Mutua Madrid Open
Sofia Kenin
0
Anna Karolina Schmiedlova
2
thanasi-vs-jack
Mutua Madrid Open
Thanasi Kokkinakis
-
Jack Draper
-
xiyu-vs-ana
Mutua Madrid Open
Xiyu Wang
2
Ana Bogdan
1
sara-vs-caroline
Mutua Madrid Open
Sara Errani
-
Caroline Wozniacki
-
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
-
Rafael Nadal
-
duje-vs-richard
Mutua Madrid Open
Duje Ajdukovic
0
Richard Gasquet
2

ĐT quần vợt Việt Nam: Tiên trách kỷ

Việt Nam đã phải xuống chơi nhóm 3 khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi thua 2/3 trước Sri Lanca ở trận play-off trên sân nhà Đà Lạt.

Xuất hiện trên Đài Truyền hình Quốc gia, ông Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên đoàn Quần vợt Việt Nam Nguyễn Quốc Kỳ đã đề cập nguyên nhân thua trận đến từ sự chưa công tâm của trọng tài.

Điều đó có thể đúng nhưng chắc chắn không phải là nguyên nhân chính cho thất bại của quần vợt Việt Nam trước đối thủ chỉ hơn mình 10 bậc trên BXH của Liên đoàn Quần vợt thế giới. Trên thực tế có 4 lý do khiến Việt Nam thua thiệt trước đối thủ đến từ Nam Á.

Thứ nhất, những vấn đề nội bộ khiến ĐTVN không có được sự phục vụ của tay vợt Lý Hoàng Nam. Thứ hai, HLV Dominik Guido của Sri Lanca - thày cũ của Roger Federer - hiểu các học trò hơn và có đấu pháp cao tay hơn đồng nghiệp Micheal Baroch (từng huấn luyện Maria Sharapova) bên phía Việt Nam. Thứ ba, Sri Lanca hiểu Việt Nam hơn. Thứ tư, thể lực của các tay vợt Sri Lanca tốt hơn. Bằng chứng là họ đã không hề hấn gì trước “chiêu” cho thi đấu tại Đà Lạt lạnh ẩm hòng để các đối thủ bị “khớp” do đến từ vùng có khí hậu nóng nực.

ĐT quần vợt Việt Nam: Tiên trách kỷ - 1

Minh Quân (ngoài cùng bên phải) và Hoàng Thiên (thứ hai từ phải) dù rất nỗ lực nhưng không thể giúp Davis Cup Việt Nam trụ hạng thành công

Cũng có thể thông cảm cho sự “cay cú” của ông Kỳ  khi Liên đoàn Quần vợt Việt Nam đã làm hết sức mình suốt từ đầu năm đến nay. Đầu tiên là việc đưa về HLV Baroch vào tháng 3 vừa qua và cương quyết giao quyền hành để ông thày người Australia này dẫn dắt ĐTQG cũng như xây dựng một kế hoạch đào tạo trẻ bài bản. Liên quan đến trận play-off nhóm 2 quần vợt châu Á vừa kết thúc, Việt Nam có sự chuẩn bị khá chu đáo về chuyên môn khi thuê hai tay vợt (một Singapore, một Việt Nam) thuận tay trái để các tay vợt Việt Nam làm quen với phong cách đánh của chủ lực Harshana Godamana bên phía Sri Lanka.

Những động thái gần đây, cả về chuyên môn, tổ chức và vận động tài trợ - tiếp thị cho thấy Liên đoàn Quần vợt Việt Nam đã có những kế hoạch phát triển dài hơi thay vì ăn xổi hơn trước rất nhiều. Dù vậy, có lẽ các fan quần vợt Việt cần kiên nhẫn hơn vì “quả ngọt” không thể đến trong một sớm một chiều, việc thi đấu ở nhóm 3 châu Á có lẽ là phù hợp với Việt Nam ở thời điểm này thay vì sự hưng phấn… thái quá khi giành quyền lên chơi ở nhóm 2 như trong một năm qua.

Một vấn đề quan trọng không kém là tốc độ triển khai 3 dự án liên quan đến chuyên môn Việt Nam đang xúc tiến lên kế hoạch: Thành lập Trung tâm đào tạo quần vợt chuẩn quốc tế; Xây dựng đội ngũ HLV đào tạo trẻ quy chuẩn và có trình độ, kinh nghiệm; Đưa tennis vào học đường để giảm độ tuổi tập quần vợt chuyên nghiệp xuống 7-8 tuổi thay vì 10-12 tuổi như hiện nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Liên Nhi (giaothongvantai.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN