Trận đấu nổi bật

daniil-vs-jannik
Miami Open presented by Itau
Daniil Medvedev
-
Jannik Sinner
-

Australian Open, khoảnh khắc kinh động: Nadal ôm hận Federer - Djokovic

(Tin thể thao - Tin tennis, 15-28/1) Australian Open (Úc mở rộng) 2018 sắp khởi tranh với bao sự kỳ vọng và mong mỏi của các ngôi sao nổi tiếng và người hâm mộ. Trong quá khứ, nhiều huyền thoại vĩ đại như Federer, Nadal hay Djokovic đã mang đến cho người hâm mộ những cuộc so tài để đời.

Australian Open năm nay sẽ diễn ra từ 15-28/1 tại Melbourne Park (Melbourne, Úc). Giải Grand Slam đầu tiên của năm 2018 hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn mời các bạn đón xem loạt bài hâm nóng giải đấu từ ngày 11/1!

1, Roger Federer – Rafael Nadal (chung kết Australian Open 2017)

Trận chung kết đơn nam Úc mở rộng năm ngoái mãi mãi đi vào lịch sử là một trong những cuộc so tài hấp dẫn và kịch tính nhất giữa cặp kỳ phùng địch thủ vĩ đại Federer và Nadal. Federer 2 lần vươn lên dẫn trước đại kình địch khi thắng 6-4 và 6-1 ở set 1 và set 3, nhưng Nadal kiên cường bám đuổi khi san bằng tỉ số với 2 set thắng cùng với tỉ số 6-3 để kéo trận đấu tranh ngai vàng Grand Slam đầu năm 2017 vào set 5.

Australian Open, khoảnh khắc kinh động: Nadal ôm hận Federer - Djokovic - 1

Nadal thua sốc trong set 5 dù đã có break trước "lão tướng" Federer ở chung kết Úc mở rộng 2017

Trong set cuối, Federer ở tuổi 36 tưởng chừng đã xuống sức trước đối thủ kém mình đến 5 tuổi khi FedEx sớm mất break. Nhưng đúng lúc này, bản lĩnh tuyệt vời đã giúp anh không chỉ đòi lại break mà còn thêm 1 lần bẻ game giao bóng của “khắc tinh số 1” để thắng ngược 6-3, qua đó đăng quang Úc mở rộng 2017 và có kỷ lục Grand Slam thứ 18 trong sự nghiệp.

2, Novak Djokovic – Rafael Nadal (chung kết 2012)

Cách đây 8 năm, Djokovic và Nadal đã cống hiến một trong những trận chung kết dai dẳng và kịch tính nhất lịch sử Grand Slam. Ở chung kết đơn nam Úc mở rộng 2012, Nadal là người mở đầu tốt hơn với chiến thắng 7-5 ở set 1. Nhưng 2 set sau đó chứng kiến sự áp đảo của Nole với việc anh đánh bại “Bò tót” 6-4 và 6-2.

Ở set 4, Nadal thoát hiểm khi thắng điểm 7-5 ở loạt tie-break quyết định và kéo đối thủ người Serbia vào set 5. Trong set quyết định, Djokovic xuất sắc bẻ đúng game giao bóng cuối cùng của đối thủ để thắng 7-5 và kết thúc cuộc so tài này khi đồng hồ trên sân Rod Laver Arena báo 5 giờ 53 phút - thời gian dài kỷ lục cho một trận chung kết Grand Slam.

Australian Open, khoảnh khắc kinh động: Nadal ôm hận Federer - Djokovic - 2

Djokovic hạ Nadal để thiết lập kỷ lục trận chung kết Grand Slam dài nhất lịch sử

3, Pete Sampras – Jim Courier (tứ kết  1995)

Courier tưởng chừng đã thắng sốc hạt giống số 1 đồng hương khi đều thắng ở 2 loạt tie-break set 1 (7-4) và set 2 (7-3), nhưng Sampras sau đó trở lại ngoạn mục với việc hạ đối thủ 6-3, 6-4, 6-3 ở 3 set sau đó để đi tiếp.

Australian Open, khoảnh khắc kinh động: Nadal ôm hận Federer - Djokovic - 3

Jim Courier (trái) bị Pete Sampras lội ngược dòng khó tin dù đã thắng 2 set đầu

4, Jennifer Capriati – Martina Hingis (chung kết 2002)

Hingis tưởng chừng đã báo thù được Capriati sau khi thua 0-2 ở chung kết Úc mở rộng 2001 khi họ tái đấu nhau đúng trận đấu tranh ngôi hậu Grand Slam này 1 năm sau đó. Tay vợt Thụy Sĩ thắng 6-4 ở set 1 và đã đưa được set 2 vào loạt tie-break nhưng tiếc là đã thua điểm sít sao 7-9. Trong set 3, Capriati thắng 6-2 để giúp tay vợt người Mỹ bảo vệ thành công ngôi vô địch.

Australian Open, khoảnh khắc kinh động: Nadal ôm hận Federer - Djokovic - 4

Hingis (phải) 2 năm liên tiếp thua đau Capriati ở chung kết Úc mở rộng

5, Rafael Nadal – Roger Federer (chung kết 2009)

Chỉ 5 tháng sau trận chung kết Wimbledon 2008, Federer và Nadal lại bước vào một cuộc marathon thể lực nghẹt thở ở chung kết Úc mở rộng 2009. Và lần này, “Tàu tốc hành” vẫn là kẻ bại trận sau 5 set với tỉ số 5-7, 6-3, 6-7 (3-7), 6-3, 2-6. Sau trận đấu này, Federer đã phải cay đắng thốt lên: “Chúa ơi, nó sẽ giết chết tôi mất!”

Australian Open, khoảnh khắc kinh động: Nadal ôm hận Federer - Djokovic - 5

Nadal và Federer cống hiến 5 set nghẹt thở ở chung kết Úc mở rộng 2009

6, Monica Seles – Steffi Graf (chung kết 1993)

Huyền thoại Nam Tư (cũ) Monica Seles đã lần thứ 3 liên tiếp vô địch Úc mở rộng khi lội ngược dòng hạ ngôi sao người Đức Steffi Graf sau 3 set ở trận chung kết năm 1993 với tỉ số 4-6, 6-3, 6-2.

Australian Open, khoảnh khắc kinh động: Nadal ôm hận Federer - Djokovic - 6

Monica Seles rất có duyện vô địch Australian Open

7, Andre Agassi – Pete Sampras (bán kết  2000)

Sampras đã tung ra đến 37 cú ace trong trận bán kết Australian Open 18 năm trước với đại kình địch đồng hương người Mỹ. Nhưng sau 5 set, Agassi mới là người chiến thắng với tỉ số 6-4, 3-6, 6-7 (0-7), 7-6 (7-5), 6-1.

Australian Open, khoảnh khắc kinh động: Nadal ôm hận Federer - Djokovic - 7

Sampras (trái) không thể khuất phục ý chí quật cường của Agassi

8, Martina Navratilova – Chris Evert (chung kết 1981)

Evert bước vào trận chung kết Grand Slam đầu năm 1981 với vị thế tay vợt số 1 thế giới, Trong khi ấy, Navratilova khi ấy vừa đổi quốc tịch từ Tiệp Khắc (cũ) sang Mỹ được 5 tháng và đối diện nhiều áp lực khi thừa nhận mình là người đồng tính.

Australian Open, khoảnh khắc kinh động: Nadal ôm hận Federer - Djokovic - 8

Set 3 chứng kiến cuộc rượt đuổi nghẹt thở giữa Navratilova (trái) và Evert

Evert nhọc nhằn thắng điểm 7-4 trong loạt tie-break set 1 nhưng lại để thua Navratilova 6-4 trong set 2. Ở set cuối, Navratilova dẫn đến 5-1 nhưng Evert xuất sắc thắng liền 4 game sau đó để san bằng tỉ số 5 đều. Đúng lúc khó khăn, Navratilova đã bẻ được game cuối đối thủ giao bóng để thắng 7-5 và lên ngôi Nữ hoàng Úc mở rộng 27 năm trước.

Mời các bạn đón xem phần tiếp theo về cơn bão chấn thương và những sự vắng mặt đáng tiếc của Australian Open 2018 vào 10h sáng mai 12/1!

Australian Open 2018
Theo bạn ai sẽ là nhà vô địch đơn nam Australian Open 2018?

Australian Open 2018: Djokovic dễ đụng Federer, Nadal ở “chung kết sớm”

Djokovic có nguy cơ sớm phải quyết đấu với Federer hay Nadal ở Úc mở rộng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Đức (Tổng hợp từ Fox Sport Asia) ([Tên nguồn])
Australian Open 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN