Thế chấp 2 dự án 'trên giấy', nhóm doanh nghiệp của đại gia Cao Minh Sơn dính nợ xấu nghìn tỷ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Ba khoản nợ xấu hơn 1.500 tỷ đồng đều liên quan tới ông Cao Minh Sơn - một đại gia nổi tiếng với các thương vụ thâu tóm đất có nguồn gốc công sản từ Nam ra Bắc.

Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) vừa công bố đấu giá khoản nợ xấu của CTCP Dệt may Đông Á phát sinh theo hợp đồng tín dụng ngày 29/9/2012.

Tài sản đảm bảo cho khoản nợ là (1) 3,6 triệu cổ phần CTCP Đầu tư Phúc Thịnh do CTCP Dệt may Đông Á nắm giữ; (2) Quyền Đầu tư toàn bộ dự án Đầu tư xây dựng khu du lịch thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở cao tầng và tài sản hình thành trên đất tại địa điểm số 185-189 Âu Cơ, phường 14, Quận 11, TP.HCM; (3) Quyền sử dụng đất thuê 50.000 m2 và tài sản gắn liền trên đất tại Khu công nghiệp Dệt may Nhơn Trạch, Đồng Nai với thời hạn thuê đến 2053; (4) Quyền sử dụng 78.430 m2 đất nông nghiệp tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi.

Giá khởi điểm là 998,85 tỷ đồng. Phiên đấu giá diễn ra vào ngày 22/6 tới đây tại Hà Nội.

Trước đó, OceanBank cũng đã tổ chức một số cuộc đấu giá liên quan đến nhóm khách hàng này.

Cụ thể, ngày 12/6 đấu giá lần 4 khoản nợ của Công ty TNHH Phát triển Việt Hiền với giá khởi điểm 191,17 tỷ đồng. Kết quả chưa được cập nhật. Tài sản đảm bảo là (1) toàn bộ 4.521.175 cổ phần CTCP Dệt may Đông Á thuộc sở hữu của Công ty Việt Hiền; (2) 415.000 cổ phần của Dệt may Đông Á thuộc sở hữu của ông Cao Minh Sơn; (3) 217.700 cổ phần của Dệt may Đông Á thuộc sở hữu của ông Trần Văn Vinh.

Dự án 160 Tôn Đức Thắng được dùng làm TSBĐ cho khoản vay của công ty Tùng Lâm tại ngân hàng

Dự án 160 Tôn Đức Thắng được dùng làm TSBĐ cho khoản vay của công ty Tùng Lâm tại ngân hàng

Trước đó nữa, ngày 21/5 đã diễn ra buổi đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH ĐT TM XNK Tùng Lâm với giá khởi điểm bằng tổng nghĩa vụ khoản vay tính đến 5/6/2020 là 352,94 tỷ đồng.

Tài sản đảm bảo là (1) quyền phát triển, khai thác dự án và tài sản hình thành trong tương lai tại dự án 160 Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, Hà Nội; (2) tài sản bổ sung là 48.000 cổ phần, chiếm 80% vốn CTCP Đầu tư Xây dựng và Du lịch Lạc Hồng thuộc sở hữu CTCP Sản xuất Nhật Minh và ông Cao Minh Sơn; (3) Quyền sử dụng đất thửa đất số 552, tờ bản đồ số 5, thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, Hà Nam và quyền tài sản phát sinh từ việc góp vốn đầu tư dự án Khu đô thị Sông Châu tại thị trấn Vĩnh Trụ được cấp cho CTCP Sông Châu; và quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng hợp tác đầu tư giữa Công ty TNHH PT Việt Hiền và CTCP Sông Châu trong việc thực hiện Dự án khu đô thị Sông Châu.

Tổng giá trị các khoản nợ lên tới 1.543 tỷ đồng. Đáng chú ý là cả ba "con nợ" nghìn tỷ nêu trên đều nằm trong hệ sinh thái của doanh nhân Cao Minh Sơn.

Ông Sơn sinh năm 1961, được biết đến nhiều với những vụ thâu tóm đất vàng gốc nhà nước đình đám ở cả Hà Nội và TP.HCM.

Ở một chi tiết cần lưu ý, cả hai dự án 185-189 Âu Cơ (TP.HCM) và 160 Tôn Đức Thắng (Hà Nội) tới nay vẫn chưa được và chưa hề có dấu hiệu triển khai. Trong khi khu đất 185-189 Âu Cơ vẫn là trụ sở của Dệt Đông Á thì 160 Tôn Đức Thắng, trớ trêu hơn lại là trụ sở của...CTCP Dược phẩm Trung ương 1 (Pharbaco) - một doanh nghiệp không có liên quan gì tới ông Cao Minh Sơn.

Thực tế này đặt ra hai dấu hỏi lớn. Thứ nhất là về khả năng thu hồi hơn 1.500 tỷ nợ xấu của Oceanbank. Thứ hai là quá trình phê duyệt các khoản vay này dưới thời cựu Chủ tịch Ocean Bank Hà Văn Thắm có tuân thủ quy định?

Biết rằng để thế chấp một dự án vay vốn ngân hàng, chủ đầu tư phải hoàn tất đầy đủ thủ tục pháp lý, chứ không chỉ mới ở giai đoạn "trên giấy" và gần như không có tính khả thi như bộ đôi dự án của đại gia Cao Minh Sơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Công ty mẹ Vinachem ngập trong thua lỗ vì gánh 4 ”cục nợ”

Đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào 4 dự án thua lỗ, yếu kém, năm 2019, công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam lỗ tới 1.170...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hiểu Minh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN