Hàng triệu người có tiền ở Đông Nam Á sẽ trở thành nghèo đói trong năm nay?

Số giờ làm việc bị mất tương đương với 48 triệu việc làm. Các nền kinh tế có thể mất nhiều năm để khôi phục hoàn toàn việc làm, thu nhập bị mất.

Khi đại dịch Covid-19 làm chao đảo các nền kinh tế trên toàn thế giới, nhiều người ở Đông Nam Á đã rơi vào tình trạng nghèo đói. Điều này gây trở ngại lớn cho một khu vực vốn đang thịnh vượng vói tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng.

Tình trạng mất việc làm đã chấm dứt quá trình bùng nổ vượt bậc mà Đông Nam Á đạt được trong những năm gần đây, khiến các nền kinh tế có thể mất nhiều năm để phục hồi hoàn toàn.

Hàng triệu người trung lưu tại Đông Nam Á có thể rơi vào tình trạng nghèo đói do Covid-19 (Nguồn: Bloomberg)

Hàng triệu người trung lưu tại Đông Nam Á có thể rơi vào tình trạng nghèo đói do Covid-19 (Nguồn: Bloomberg)

Tại Philippines, quốc gia có nhiều ca nhiễm Covid-19 nhất ở Đông Nam Á, một cuộc khảo sát do Ngân hàng Thế giới và các cơ quan địa phương công bố ngày 6/10 cho thấy gần một nửa số doanh nghiệp đóng cửa chưa biết ngày mở cửa trở lại.

Trong bối cảnh mức thu nhập của người lao động trên toàn thế giới đều sụt giảm, ảnh hưởng của đại dịch lại diễn ra đặc biệt nghiêm trọng ở các khu vực mới nổi tại Đông Nam Á. Tại đây, làn sóng mất việc cùng mạng lưới an sinh xã hội kém đồng nghĩa với việc hàng triệu người có nguy cơ bị tụt hạng trong "nấc thang" dịch chuyển xã hội.

Ramesh Subramaniam – Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khu vực Đông Nam Á, cho biết khu vực này có thể đứng thứ sau tiểu lục địa Ấn Độ trong bảng xếp hạng về số lượng người nghèo mới xuất hiện tại châu Á trong năm nay.

Năm ngoái, Bain & Co. dự báo rằng Đông Nam Á sẽ có thêm ít nhất 50 triệu người vươn lên tầng lớp trung lưu vào năm 2022. Triển vọng 300 tỷ USD thu nhập khả dụng đã thu hút các công ty như Toyota Motors Corp và Ikea mở rộng tại khu vực này. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington cho biết hiện nay, thu nhập biến mất đang kìm hãm tăng trưởng vì tiêu dùng chiếm khoảng 60% tổng sản phẩm quốc nội của các nền kinh tế lớn trong khu vực ngoài Singapore.

Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển Thế giới thuộc Đại học Liên Hợp Quốc (DER), có tới 347,4 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu tại châu Á-Thái Bình Dương có thể rơi vào dạng nghèo, với thu nhập dưới 5,5 USD/ngày do đại dịch. Con số này chiếm khoảng 2/3 dự báo số người nghèo trên toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh dự báo của WB về số người nghèo tăng mạnh lần đầu tiên trong hơn 2 thập kỷ.

Mức độ suy thoái ở 5 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là rất nghiêm trọng, đặc biệt là trong quý II. Theo số liệu do Bloomberg tổng hợp, GDP của Indonesia giảm 5,3%, Malaysia giảm 17,1%, Philippines giảm 16,5%, Singapore giảm 13,3% và Thái Lan giảm 12,2%.

Điểm sáng duy nhất là Việt Nam, khi là một trong số ít quốc gia đạt mức tăng trưởng dương. HSBC nhận định, đà sụt giảm tại khu vực này có thể kéo dài đến đầu năm sau, trong bối cảnh ngành sản xuất và du lịch suy yếu.

Điều này báo hiệu cho tình trạng khó khăn về tài chính kéo dài tại Đông Nam Á. Subramaniam dự báo việc thu nhập sụt giảm và số người nghèo gia tăng sẽ kéo tụt đà hồi phục của nền kinh tế từ 2 đến 3 năm. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính rằng thời gian làm việc tương đương với ít nhất 48 triệu công việc toàn thời gian đã biến mất tại khu vực này trong quý II.

Nguồn: [Link nguồn]

Khủng hoảng kinh tế, nước này phải dùng vàng để mua xăng dầu về cho người dân

Venezuela đã chuyển vàng cho Iran để thanh toán số nhiên liệu xăng dầu mà Tehran gửi đến Venezuela.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Nguyễn (Theo Bloomberg) ([Tên nguồn])
Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN