Từ phượt thủ bị khinh thường thành ông chủ hãng xe đạp trị giá 2 tỷ USD

Khi mới khởi nghiệp, nhiều người nhìn Dai Wei với thái độ khinh thường. Nhưng anh đã bất chấp tất cả, kiên định đến cùng với dự án của mình và xây dựng nó thành doanh nghiệp trị giá 2 tỷ USD.

Dai Wei thành lập công ty Ofo hay còn gọi là ‘Uber cho xe đạp’ với các thành viên trong câu lạc bộ xe đạp của Đại học Bắc Kinh vào năm 2014. Lúc đó, số vốn họ nắm trong tay chỉ khoảng 400 NDT (tương đương 1,3 triệu VNĐ).

Từ phượt thủ bị khinh thường thành ông chủ hãng xe đạp trị giá 2 tỷ USD - 1

Tỷ phú 25 tuổi Dai Wei

Dai Wei có niềm đam mê với việc đạp xe, và mong ước đến một thế giới tốt đẹp hơn, nơi sử dụng các phương tiện công cộng thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, khi trình bày ý tưởng này với gia đình và bạn bè, tất cả những gì anh nhận được là ánh mắt đầy ngờ vực cũng như bao lời mỉa mai. Không một ai tin vào tính khả thi của dự án.

“Lúc đó, thầy cô, bạn học và cả gia đình, không ai tin là tôi có thể trụ nổi quá 3 ngày. Họ đều nói rằng nếu để xe đạp trên đường phố, tất cả sẽ bị cuỗm sạch và tôi sẽ rơi vào cảnh trắng tay” – Dai Wei tâm sự với vẻ mặt đầy đau khổ.

Anh cho biết thêm: “Mỗi lần tôi về nhà, ba mẹ lại thúc giục tôi nộp hồ sơ xin thực tập tại các công ty lớn, hoặc kiếm một công việc toàn thời gian để sự nghiệp sớm ổn định. Chỉ cho đến cuối năm ngoái, họ mới chấp thuận và yên tâm hơn về công việc kinh doanh của tôi”.

Từ phượt thủ bị khinh thường thành ông chủ hãng xe đạp trị giá 2 tỷ USD - 2

Xe đạp của Ofo có màu vàng đặc trưng

Trên thị trường, Ofo hiện đang được định giá hơn 2 tỷ USD, với hơn 3 triệu chiếc xe đạp được người dùng chia sẻ tại 150 thành phố trên toàn thế giới, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Anh và Singapore.

Sự thành công của mô hình này đã thu hút các nhà đầu tư lớn như Alibaba và gã khổng lồ Didi Chuxing – vốn đánh bại Uber trên thị trường đi xe hơi chung tại Trung Quốc. Đầu tháng 7/2017 vừa qua, Ofo đã gọi vốn thành công 700 triệu USD từ Alibaba Group Holding Ltd.

Sự khởi sắc của Ofo đã kéo theo quá trình bùng nổ việc chia sẻ xe đạp trên toàn thế giới. Tính riêng tại Trung Quốc, có ít nhất 6 công ty lớn kinh doanh theo mô hình này. Mobike – đơn vị khởi nghiệp năm 2015 – được định giá 1 tỷ USD trên thị trường cũng được hậu thuẫn bởi Tencent, ông lớn làng công nghệ, trực tiếp cạnh tranh với dự án của Dai Wei.

Tuy nhiên, tất cả các công ty này thường gặp vấn đề với người dân, chính quyền bởi sự lấn chiếm không gian, phá vỡ trật tự công cộng. Tháng 3/2017, hàng ngàn chiếc xe đạp đậu bất hợp pháp ở Thượng Hải bị tịch thu. Tại Singapore, chính quyền cũng tịch thu hơn 100 xe đậu bừa bãi từ những công ty chia sẻ xe đạp.

Nhưng Dai Wei có tính toán riêng để chiến thắng trong cuộc đua đó. Anh xem tương lai phát triển của Ofo như là nền tảng cho các công ty chia sẻ xe đạp điều hành công việc kinh doanh của mình.

Ví dụ, ở Hàng Châu, Ofo đang làm với việc một công ty xe đạp địa phương có tên là Qibei. Người sử dụng có thể dùng ứng dụng của Ofo để quét và mở khóa xe của Qibei.

Từ phượt thủ bị khinh thường thành ông chủ hãng xe đạp trị giá 2 tỷ USD - 3

Ứng dụng Ofo

“Ofo sẽ giống như hệ điều hành Android. Chúng tôi sẽ cung cấp mã API chuẩn cho các công ty xe đạp địa phương. Chúng tôi có năng lực điều hành bởi hiện giờ ofo có tới ba triệu xe đạp. Không có công ty nào có nhiều xe như vậy và họ không có kinh nghiệm như chúng tôi” - Dai Wei phát biểu.

Khi được hỏi ofo đối phó với các vụ đánh cắp và cố tình làm hư hại xe đạp như thế nào, Dai Wei phát biểu: “Chúng tôi phải tính kỹ mọi thứ, từ tỷ lệ xe bị đánh cắp hay hư hỏng. Nếu bạn cân bằng được mọi thứ trong mô hình kinh doanh của mình, bạn có thể tính được lợi nhuận. Và sau hai năm hoạt động, tôi có thể nói mô hình của chúng tôi thực sự hoạt động hiệu quả”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Linh Lê (Theo CNBC, Slush, Channel News Asia) ([Tên nguồn])
Doanh nhân và 1001 cách làm giàu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN