TTCK sáng 7/9: NĐT ngoại cứu VN-Index

Nhà đầu tư nước ngoài mua tới 65% khối lượng giao dịch của GAS giúp cổ phiếu này tăng hơn 2,3%. Đây là nguyên nhân chính giúp VN-Index phục hồi vào cuối phiên.

Đợt 1, thị trường xác định giá mở cửa cho VN-Index tại mức 395,25 điểm, tăng 1,84 điểm (+0,47%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 1,38 triệu đơn vị, trị giá 14,95 tỷ đồng.

Đến 09h30, chỉ số VN-Index đứng ở mức 394,69 điểm, tăng 1,28 điểm (0,33%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 4,729 triệu đơn vị, trị giá 60,36 tỷ đồng. Chỉ số HNX-Index cùng thời điểm đứng ở mức 60,55 điểm, tăng 0,23 điểm (0,38%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 5,149 triệu đơn vị, trị giá 41,93 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài hiện mua vào 371.670 đơn vị trên cả hai sàn và bán ra 53.500 đơn vị trên HNX.

Xét 3 mức giá hiện thị trên bảng điện tử, có thể thấy thị trường đang có cung lớn hơn cầu 1,5 lần. Cụ thể, tổng giá trị cầu đạt 127,310 tỷ đồng, trong khi tổng giá trị cung đạt 190,679 tỷ đồng. Có 38 mã trên bảng điện tử không có dư bán và 154 mã không có dư mua.

Đến 09h45, chỉ số VN-Index đứng ở mức 392,94 điểm, giảm 0,47 điểm (-0,12%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 8,034 triệu đơn vị, trị giá 110,850 tỷ đồng. Trong số 309 cổ phiếu niêm yết trên HOSE, có 52 mã tăng (chiếm 16,8%), 82 mã giảm, 68 mã đứng giá và 107 mã không có giao dịch.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cùng thời điểm đứng ở mức 60,18 điểm, giảm 0,14 điểm (-0,23%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 8,180 triệu đơn vị, trị giá 64,200 tỷ đồng. Số mã tăng trên HNX là 37 (chiếm 9,4% trong tổng số 393 mã niêm yết), số mã giảm là 60 số mã đứng giá là 55 và không có giao dịch là 241 mã.

Lúc này, chỉ số VN30-Index giảm 0,46 điểm (-0,1%) xuống còn 463,17 điểm, với 6 mã tăng giá, 9 mã giảm giá và 15 mã đứng giá. Chỉ số HNX30-Index giảm 0,1 điểm (-0,09%), xuống còn 112,02 điểm, với 3 mã tăng, 8 mã giảm và 14 mã đứng giá.

Chỉ số VIR-50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam phiên này giảm 0,65 điểm xuống còn 376,43 điểm (-0,17%). Trong đó có 10 mã tăng giá, 14 mã giảm và 26 mã đứng giá. Tăng mạnh nhất phải kể đến các mã như VCG (2,5%), GMD (2,0%), PVX (1,6%), SHB (1,5%) và SBT (1,2%). Giảm mạnh nhất là các mã như VCF (-1,5%), KBC (-1,4%), PPC (-1,0%), CII (-0,8%) và MBB (-0,7%).

TTCK sáng 7/9: NĐT ngoại cứu VN-Index - 1

Cổ phiếu hiện giao dịch nhiều nhất trên HOSE là SSI với 0,594 triệu đơn vị, đứng ở mức 18.000 đồng/cp (-0,55%). Trên sàn Hà Nội, vị trí số 1 thuộc về mã VND với 1,805 triệu đơn vị, đứng ở mức 9.500 đồng/cp (0,00%).

10 cổ phiếu giao dịch nhiều nhất chiếm tới 37,07% tổng khối lượng giao dịch trên sàn HOSE, còn trên sàn HNX con số này là 74,48%.

Cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HOSE là MDG tăng 200 đồng (+5,00%) lên 4.200 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 4.490 đơn vị. Trên HNX là NVC, tăng 100 đồng (+7,69%) lên 1.400 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 2.300 đơn vị.

Cổ phiếu có thị giá cao nhất trên TTCK Việt Nam là VCF đứng ở mức 132.000 đồng/cp, giảm 2000 đồng (-1,49%), khối lượng giao dịch đạt 710 đơn vị (trong đó nhà đầu tư ngoại mua vào 410 đơn vị).

Cổ phiếu có thị giá thấp nhất là SME đứng ở mức 400 đồng/cp, giảm 100 đồng (-20,00%), khối lượng giao dịch đạt 64.500 đơn vị.

Mã ACB đang giảm nhẹ 100 đồng/cp (-0,51%) xuống 19.400 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 214.000 đơn vị.

Mã STB cũng giảm 100 đồng/cp (-0,50%) xuống 19.900 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 181.030 đơn vị (nước ngoài mua vào 3.710 cổ phiếu).

Riêng giao dịch thỏa thuận, đã có 4 giao dịch trên HOSE với 0,588 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, trị giá 12,17 tỷ đồng và 5 giao dịch trên HNX với 0,178 triệu cổ phiếu, trị giá 1,59 tỷ đồng. Đáng chú ý, cổ phiếu GMD được giao dịch thỏa thuận với khối lượng 390.000, trị giá 7,5 tỷ đồng (chiếm 99,8% tổng khối lượng giao dịch trong ngày).

Nhà đầu tư nước ngoài phiên này tăng mạnh giao dịch khi mua vào 697.840 đơn vị trên cả hai sàn và bán ra 75.900 đơn vị trên HNX.

TTCK sáng 7/9: NĐT ngoại cứu VN-Index - 2

Xét 3 mức giá hiện thị trên bảng điện tử, có thể thấy thị trường đang có cung lớn hơn cầu 1,3 lần. Cụ thể, tổng giá trị cầu đạt 147,154 tỷ đồng, trong khi tổng giá trị cung đạt 184,432 tỷ đồng. Có 38 mã trên bảng điện tử không có dư bán và 153 mã không có dư mua.

Hiện tại, cổ mã ITA đang có lượng cung lớn đạt 9,259 tỷ đồng, trong khi lượng cầu chỉ đạt 3,607 tỷ đồng. Giá mua bình quân là 5.590 đồng/cp, giá bán bình quân là 5.850 đồng/cp (cao hơn giá mua khoảng 4,7%).

Mã KBC đang giảm 200 đồng/cp (-2,70%) xuống 7.200 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 154.220 đơn vị. Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 6.190 cổ phiếu. Diễn biến giao dịch trong biên độ 7.200-7.400 đồng, hiện KBC ở mức thấp nhất trong ngày và giảm so với mức đỉnh là 2,70%.

Trong khi đó, ITA đứng ở mức tham chiếu 5.700 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 304.880 đơn vị. Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 25.660 cổ phiếu. Diễn biến giao dịch trong biên độ 5.600-5.800 đồng, hiện ITA đang tăng so với mức đáy trong ngày là 1,79% nhưng giảm so với mức đỉnh là 1,72%.

Mã SGT đứng ở mức tham chiếu 6.300 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 5.000 đơn vị.

Trong thời gian giao dịch còn lại của buổi sáng, diễn biến giao dịch đáng chú ý chỉ tập trung trên sàn HOSE khi chỉ số VN-Index còn nhận được sự hỗ trợ từ 1 vài cổ phiếu bluechip để vươn lên trên mốc tham chiếu trong khoảng từ 10h00-10h30. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index thì lao dốc một mạch và giảm xuống mức thấp nhất trong ngày.

Khoảng 11h15-11h20, sàn HOSE nhận được một số lệnh mua có khối lượng lớn nhằm kéo VN-Index vọt lên trên mốc 395 điểm. Cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường là GAS tăng tới 900 đồng/cp (+2,31%) lên 39.900 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 205.380 đơn vị ( nước ngoài mua vào 133.140 cổ phiếu). Đây chính là nguyên nhân giúp VN-Index lội ngược dòng.

Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 394,33 điểm, tăng 0,92 điểm (0,23%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 22,746 triệu đơn vị, trị giá 339,490 tỷ đồng. Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cùng thời điểm đứng ở mức 60,08 điểm, giảm 0,24 điểm (-0,40%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 15,345 triệu đơn vị, trị giá 123,640 tỷ đồng.

Trên HOSE, có 79 mã tăng (chiếm 25,6%), 95 mã giảm, 75 mã đứng giá và 60 mã không có giao dịch. Số mã tăng trên HNX là 50 (chiếm 12,7%), số mã giảm là 103 số mã đứng giá là 61 và không có giao dịch là 179 mã.

Chỉ số VIR-50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam phiên này tăng 0,29 điểm lên mức 377,37 điểm (0,08%). Trong đó có 17 mã tăng giá, 12 mã giảm và 21 mã đứng giá. Tăng mạnh nhất phải kể đến các mã như GAS (2,3%), PVF (2,1%), PHR (1,8%), PGD (1,6%) và VCG (1,2%). Giảm mạnh nhất là các mã như KDC (-4,8%), SJS (-4,1%), KBC (-4,1%), PPC (-3,0%) và HVG (-2,9%).

Chỉ số VN30-Index tăng 0,26 điểm (0,06%) lên mức 463,89 điểm, với 11 mã tăng giá, 6 mã giảm giá và 13 mã đứng giá. Chỉ số HNX30-Index tăng 0,13 điểm (0,12%), lên mức 112,25 điểm, với 5 mã tăng, 9 mã giảm và 13 mã đứng giá.

Cổ phiếu hiện giao dịch nhiều nhất trên HOSE là SSI với 1,175 triệu đơn vị, đứng ở mức 18.100 đồng/cp. Trên sàn Hà Nội, vị trí số 1 thuộc về mã VND với 3,002 triệu đơn vị, đứng ở mức 9.500 đồng/cp.

TTCK sáng 7/9: NĐT ngoại cứu VN-Index - 3

10 cổ phiếu giao dịch nhiều nhất chiếm tới 35,44% tổng khối lượng giao dịch trên sàn HOSE, còn trên sàn HNX con số này là 64,06%.

Cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HOSE là ST8 tăng 500 đồng (+4,85%) lên 10.800 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 730 đơn vị. Trên HNX là NVC, tăng 100 đồng (+7,69%) lên 1.400 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 2.300 đơn vị.

Cổ phiếu có thị giá cao nhất trên TTCK Việt Nam là VCF giữ nguyên mức tham chiếu 134.000 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 1.700 đơn vị (trong đó nhà đầu tư ngoại mua vào 1.200 đơn vị).

Cổ phiếu có thị giá thấp nhất là SME bất ngờ quay trở lại mốc tham chiếu 500 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 83.300 đơn vị.

Mã GAS chốt phiên tăng 900 đồng/cp (+2,31%) lên 39.900 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 227.770 đơn vị. Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 148.910 cổ phiếu. Diễn biến giao dịch trong biên độ 38.900 - 39.900 đồng, hiện GAS đang tăng so với mức đáy trong ngày là 2,57% và tăng so với khi mở cửa là 0,50%.

Riêng giao dịch thỏa thuận, có 17 giao dịch trên HOSE với 3,734 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, trị giá 69,09 tỷ đồng và 12 giao dịch trên HNX với 0,178 triệu cổ phiếu, trị giá 1,59 tỷ đồng.

Đáng chú ý, cổ phiếu STB được giao dịch thỏa thuận với khối lượng 1.942.670, trị giá 38,9 tỷ đồng (chiếm 83,7% tổng khối lượng giao dịch trong ngày).

Nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua vào 2.240.140 đơn vị trên cả hai sàn và bán ra 177.300 đơn vị trên HNX (chưa có số liệu bán trên HOSE).

Thống kê số lệnh khớp trên cả hai sàn là 17.680 lệnh, nếu tính bình quân mỗi lệnh khớp là 1.933 đơn vị, trị giá khoảng 222 triệu đồng. Xét 3 mức giá hiện thị trên bảng điện tử, có thể thấy thị trường đang có cung lớn hơn cầu 1,5 lần. Cụ thể, tổng giá trị cầu đạt 161,733 tỷ đồng, trong khi tổng giá trị cung đạt 237,290 tỷ đồng. Có 33 mã trên bảng điện tử không có dư bán và 154 mã không có dư mua.

Mã EIB phiên này giảm 100 đồng/cp (-0,65%) xuống 15.300 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 616.390 đơn vị. Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 90.350 cổ phiếu. Diễn biến giao dịch trong biên độ 15.200-15.600 đồng, hiện EIB đang tăng so với mức đáy trong ngày là 0,66% nhưng giảm so với mức đỉnh là 1,92% và giảm so với khi mở cửa là 1,92%.

Đáng chú ý, chốt phiên EIB là cổ phiếu có lượng chênh lệch cung-cầu lớn, trong đó lượng cầu đạt 8,765 tỷ đồng, lượng cung chỉ đạt 4,370 tỷ đồng. Giá mua bình quân là 15.050 đồng/cp, giá bán bình quân là 15.410 đồng/cp (cao hơn giá mua khoảng 2,4%).

Mã KBC phiên này giảm 300 đồng/cp (-4,05%) xuống 7.100 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 708.380 đơn vị. Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 26.290 cổ phiếu. Diễn biến giao dịch trong biên độ 7.100-7.400 đồng, hiện KBC ở mức thấp nhất trong ngày và giảm so với mức đỉnh là 4,05% và giảm so với khi mở cửa là 1,39%.

TTCK sáng 7/9: NĐT ngoại cứu VN-Index - 4 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Sơn (Đầu tư chứng khoán)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN