Suy nghĩ người giàu và người nghèo khác nhau thế nào?

Người nghèo thường hay nghi ngờ trong khi người giàu lại luôn tin tưởng vào những gì họ nhìn thấy và cảm nhận.

Bill Gates từng nói: "Giàu có là một sự lựa chọn mà bất cứ ai trong chúng ta đều phải thực hiện”.

"Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn. Không có lý do nào để bạn sống trong nghèo đói, và chúng ta cần đấu tranh để trở nên giàu có hơn”.

Bill Gates chia sẻ thêm: “Trong một thời gian khá dài, tôi vật lộn với niềm tin rằng mình có thể giàu có. Và nó chỉ thành hiện thực khi tôi nhận ra sự khác biệt trong suy nghĩ và hành động của người giàu và người nghèo”.

Những điểm khác biệt dưới đây sẽ phần nào chứng minh cho những gì mà Bill Gates chia sẻ:

Người nghèo luôn nghi ngờ còn người giàu lại hết sức tin tưởng

Có đồng nghiệp từng nói với tôi rằng: "Những công nhân kia lúc nào cũng chỉ chực gian lận tiền của anh lúc anh không để ý mà thôi". Anh ấy nghĩ rằng ai cũng muốn tiền của mình và tất cả những người ngoài đó đều chống lại anh ta.

Suy nghĩ người giàu và người nghèo khác nhau thế nào? - 1

Ảnh minh họa. Dân trí

Trong khi người giàu lại luôn tin tưởng vào những người họ gặp (dĩ nhiên là có lý do) và cho người khác cơ hội để là chính mình.

Người nghèo thường tìm lỗi, người giàu lại tìm kiếm thành công

Người nghèo thường tìm lỗi thay vì giải pháp. Và quá trình này sẽ kết thúc bằng việc họ đổ lỗi cho môi trường, hoàn cảnh, công việc, thời tiết, Chính phủ và sẽ luôn có một danh sách những lời bào chữa tại sao không thành công.

Người giàu hiểu rằng mọi chuyện đều có lý do. Họ sẽ không chờ mọi chuyện xảy đến với mình, mà nhận vai trò dẫn dắt và tạo ra chúng. Họ sẽ đặt hết lời bào chữa sang một bên vì phải làm những việc quan trọng hơn.

Người nghèo luôn giả sử, người giàu sẽ đặt câu hỏi

Ví dụ, nếu muốn tiếp cận một người nổi tiếng, họ sẽ nói: "Chắc họ không có thời gian nói chuyện với tôi đâu". Tức là, họ còn chẳng thử cố gắng để xem mình có làm được điều đó hay không.

Họ sẽ nghĩ ra các tình huống như: "Nếu mình viết thư cho Tổng thống và ông ấy trả lời thì sao nhỉ?". Khi bắt đầu hỏi chúng, là bạn đã tiết kiệm rất nhiều sự đấu tranh cho bản thân rồi. Sức mạnh nằm trong tay những người biết hỏi đúng.

Người nghèo nói "bọn họ", người giàu nói "chúng tôi"

Trong một cửa hàng bách hóa, người phụ nữ ở quầy thu ngân nói: "Họ chẳng bao giờ có đủ nhân viên cả. Tôi chẳng biết họ bị sao nữa". Rõ ràng, người phụ nữ này không đặt mình vào vị trí sở hữu công việc và có trách nhiệm với nó. Cô ấy đã tách bản thân ra khỏi công việc đang trả lương cho mình.

Tại một trong những nhà hàng ưa thích của tôi, người phục vụ giới thiệu: "Chúng tôi rất hân hạnh khi nướng món món này trên lửa thật cho ngài". Sự tự hào và biết cách làm chủ của cậu ấy khiến tôi khá ấn tượng và tip một khoản kha khá. Chắc chắn là anh sẽ giàu hơn nếu đầu tư hơn và những thứ mình tin tưởng.

Người nghèo thường đặt ra các giả định, người giàu hỏi làm điều họ muốn

Khi đang tìm hiểu một vấn đề hoặc trường hợp chưa xảy đến, người nghèo thường đặt ra các giả định, tự vấn bản thân: "Nếu thế này", "Nếu thế kia", và thường e ngại hoặc quá chậm chân trước các cơ hội lớn.

Đa số người giàu trên thế giới không ngần ngại nói ra mong muốn của mình, và nói ra câu hỏi ngay lập tức khi họ thắc mắc điều gì. Thực tế chứng minh rằng nếu bạn đặt ra các câu hỏi từ sớm, chúng ta sẽ giải thoát được cho bản thân khỏi nhiều rắc rối. Tuy nhiên điểm mấu chốt ở đây là bạn cần hỏi những câu hỏi đúng, phù hợp với ngữ cảnh và điều kiện. Nếu họ không trả lời lại câu hỏi của bạn, hãy tự hỏi lại mình trước.

Người nghèo đi tìm cách rẻ nhất, người giàu chọn cách tốt nhất

Daniel Ally là một diễn giả, chuyên gia kinh doanh quốc tế và tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy tại Mỹ cho biết, ông có một người bạn thuộc nhóm những người chỉ mua sắm khi họ tìm được giá rẻ nhất.

Điển hình là các mặt hàng quần áo hay điện tử. Họ thường đổ xô tới các cửa hàng giảm giá, đại hạ giá để mua về hàng loạt bộ quần áo. Điều đáng tiếc là nhiều người trong số họ thậm chí ... còn không mặc đến các bộ quần áo này sau đó bởi họ mua vì giá rẻ.

Khác quan điểm trên, đa phần người giàu sẽ đi xa, hoặc bỏ nhiều tiền và công sức hơn để tìm những món đồ giá trị, cũng như những phương pháp tối ưu. Họ thường không bị tự giới hạn bởi đồng tiền, thế nên từ đây có thể chọn được những thứ thực sự cần thiết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức An (Đời sống & Pháp luật)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN