Sàn Hà Nội dậy sóng

Trong khi VN-Index giảm khá mạnh, HNX-Index thoát hiểm khi các cổ phiếu trên sàn Hà Nội dậy sóng.

Sàn Thành phố Hồ Chí Minh

Ngay từ những phút giao dịch đầu tiên của trong phiên đầu tuần mới, VN-Index đã chịu áp lực lớn khi lực bán của các blue-chips mạnh dần.

VN-Index đỏ điểm sớm khiến nhà đầu tư thận trọng, không vội mua bán. Đây là nguyên nhân khiến thanh khoản đợt 1 rất thấp, chỉ đạt 38,68 tỷ đồng.Sau đó, thanh khoản được cải thiện. VN-Index có một nhịp lấy lại được sắc xanh nhưng đà tăng không duy trì được lâu khi hàng loạt blue-chips đua nhau giảm giá.

Càng tới cuối phiên, đà giảm càng được củng cố.Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/12, VN-Index giảm 4,02 điểm, tương ứng 0,79% và dừng ở mức 502,04 điểm. Toàn sàn ghi nhận có 100 mã tăng giá, 72 mã đứng giá và 107 mã giảm giá.

Tổng khối lượng giao dịch đạt 62.698.890 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 1.090,9 tỷ đồng, giảm nhẹ về khối lượng nhưng tăng nhẹ về giá trị. Điều đó cho thấy các cổ phiếu mệnh giá cao được trao đổi nhiều hơn.

Tổng khối lượng giao dịch thỏa thuận là 5.044.880 cổ phiếu, tương ứng 138,58 tỷ  đồng.VN30-Index thậm chí giảm mạnh hơn VN-Index. Chốt phiên giao dịch ngày 16/12, VN30-Index giảm 5,54 điểm, tương ứng 0,98% và dừng ở mức 560,93 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch đạt 16.052.310 cổ phiếu, tương ứng 426,88 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với phiên cuối tuần trước. Trong nhóm có 4 mã tăng giá, 9 mã đứng giá và 17 mã giảm giá.Hôm nay là phiên thị trường giằng co mạnh. Các blue-chips trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, có tăng điểm, có giảm điểm và có đứng giá.

Và điều đáng nói, hầu hết blue-chips đều hụt hơi vào thời điểm đóng cửa thị trường.CTG dao động trong biên độ rất nhẹ nhưng lại trải qua cả 3 màu sắc khác nhau. Trong phiên, có thời điểm CTG đạt mức giá xanh 17.000 đồng/CP, có lúc giá đỏ 16.800 đồng/CP. Và tới cuối phiên, CTG đứng giá tại 17.900 đồng/CP.CTG khá may mắn khi giữ được giá tham chiếu trong khi hầu hết các cổ phiếu khác đều đi xuống. DPM giảm 200 đồng/CP xuống 41.000 đồng/CP, HAG giảm 200 đồng/CP xuống 20.700 đồng/CP,  HSG giảm 1.400 đồng/CP xuống 42.800 đồng/CP, MSN giảm 1.000 đồng/CP xuống 85.000 đồng/CP, SSI giảm 100 đồng/CP xuống 17.600 đồng/CP, VCB giảm 200 đồng/CP xuống 26.500 đồng/CP.VIC giảm 3.500 đồng/CP xuống 3.500 đồng/CP.Ở chiều ngược lại, rất ít blue-chips tăng giá. Trong đó, HPG tăng 200 đồng/CP lên 38.300 đồng/CP, ITA tăng 100 đồng/CP lên 6.500 đồng.Hôm nay là ngày khó khăn với các blue-chips và penny.

Tuy nhiên, penny vẫn giữ được đà tăng tốt hơn blue-chips. FLC dù hạ nhiệt nhưng vẫn duy trì được đà tăng khá khi đóng cửa ở mức 9.900 đồng/CP sau khi có thêm 100 đồng/CP.Cổ phiếu nóng MCG tăng trần sau nhiều phiên ảm đạm. HAR tăng trần lên mức 7.900 đồng/CP với dư mua trần khá cao, đạt 135.239 đơn vị. Trong khi đó, sau 4 phiên giảm sàn, VNH tăng trần lên mức 5.900 đồng/CP.

Sàn Hà Nội

Hôm nay sàn Hà Nội để lại nhiều ấn tượng hơn cả. Đầu tiên là HNX-Index lấy lại được sắc xanh dù trong phiên nhiều thời điểm, chỉ số này chìm trong sắc đỏ. Ngoài ra, động thái bán ra PVX mạnh tay của nhà đầu tư nước ngoài cũng được thị trường quan tâm.

Kết thúc phiên giao dịch 16/12, HNX-Index tăng 0,27 điểm, tương ứng 0,42% và đóng cửa ở mức 66,49 điểm.Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đạt 78.497.791 cổ phiếu, tương ứng  590,61 tỷ đồng. Thanh khoản tăng vọt, gấp hơn 3 lần so với phiên cuối tuần trước. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 25.083.640 cổ phiếu, tương ứng 239,53 tỷ đồng.

Toàn sàn ghi nhận 123 mã tăng giá, 62 mã đứng giá và 70 mã giảm giá.HNX30-Index tăng 0,47 điểm, tương ứng 0,37% và đóng cửa ở mức 125,68 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 18.145.300 cổ phiếu, tương ứng  200,95 tỷ đồng. Trong nhóm có 12 mã tăng giá, 10 mã đứng giá và 7 mã giảm giá.PVX là tâm điểm của thị trường khi khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt tới 22.016.939 đơn vị, chiếm 28% tổng khối lượng giao dịch toàn sàn Hà Nội.

Trong đó, khối ngoại bán ra tới 15.090.700 đơn vị. Tất cả cổ phiếu PVX do khối ngoại bán ra đều được nhà đầu tư trong nước mua hết.Tuần này hai quỹ ETF là FTSE và Market Vector sẽ cùng đẩy mạnh giao dịch cổ phiếu để cơ cấu lại danh mục. Market Vector loại PVX ra khỏi danh mục với tổng lượng cổ phiếu bị bán dự kiến lên tới 34 triệu cổ phiếu. Vì vậy, nhiều người tin rằng lượng cổ phiếu PVX bị mạnh tay bán ra hôm nay là của  Market Vector. Giao dịch thỏa thuận của PVX khiêm tốn hơn chỉ đạt 25.034 đơn vị, tương đương giá trị giao dịch 63 tỷ đồng mặc dù hôm nay giao dịch thỏa thuận “dậy sóng” trên sàn Hà Nội.

Tổng giá trị đạt tới 239,53 tỷ đồng. Những phiên trước đây, con số này chỉ đạt vài chục tỷ đồng.ACB, PVV, SHB là những mã được giao dịch thỏa thuận nhiều nhất, trong đó ACB đứng đầu với 9.104.878 đơn vị được trao tay. Cổ phiếu bất động sản được trao đổi khá nhiều với các mã như OCH, S55, SD2, SDD,…Về giao dịch khớp lệnh, ngoài PVX tạo sóng, cổ phiếu họ Sông Đà cũng bứt phá ngoạn mục với hàng loạt cổ phiếu tăng trần với dư mua trần rất lớn như SD9, SDA, SDB, SDD, SD2,…

Dù có quá nhiều cổ phiếu nóng xuất hiện trong phiên nhưng SHN vẫn không bị lu mờ. Cổ phiếu này tăng trần lên 1.900 đồng/CP với dư mua trần rất lớn, đạt 766.800 đơn vị. SHN đã có 10 phiên tăng trần liên tiếp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngân Hà ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN