“Ông lớn” Việt bất ngờ đuối sức
Tăng mạnh đầu phiên nhưng cổ phiếu của các “ông lớn” Việt bất ngờ suy giảm cuối phiên.
Sàn thành phố Hồ Chí Minh
Đầu phiên sáng nay, thị trường tiếp tục đi lên. Dòng tiền tiếp tục đổ vào thị trường khiến VN-Index có thời điểm đạt ngưỡng quan trọng 600 điểm. Những blue-chip như HAG, BMP, DHG, VNM góp công rất lớn giúp nhà đầu tư hưng phấn. Lực mua dồn vào các mã này rất lớn.
Thế nhưng, VN-Index càng về cuối phiên càng đuối sức khi blue-chip hạ nhiệt nhanh chóng. Chỉ một số mã duy trì được đà tăng. Blue-chip khiến penny và midcap cũng hạ nhiệt. Nhiều mã cũng quay đầu suy giảm khiến VN-Index tăng rất nhẹ.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/3, VN-Index chỉ tăng 1,61 điểm, tương ứng 0,27% và dừng ở mức 596,83 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 163.989.570 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 2.925,95 tỷ đồng, thanh khoản tăng mạnh so với hôm qua. Tổng khối lượng giao dịch thỏa thuận là 3.604.940 cổ phiếu, tương ứng 177,73 tỷ đồng. Toàn sàn ghi nhận có 124 mã tăng giá, 48 mã đứng giá và 120 mã giảm giá.
Blue-chip là nguyên nhân khiến VN-Index hạ nhiệt. Nếu đầu phiên blu-chip đồng loạt đi lên thì cuối phiên, số mã giảm áp đảo số mã tăng. Chốt phiên giao dịch ngày 14/3, VN30-Index giảm 0,82 điểm, tương ứng 0,12% và chốt phiên ở mức 668,39 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 52.612.890 cổ phiếu, tương ứng 1.529,67 tỷ đồng. Trong nhóm có 8 mã tăng giá, 8 mã đứng giá và 14 mã giảm giá.
Đầu phiên, blue-chip là “anh hùng” nhưng cuối phiên, các cổ phiếu trong nhóm VN30-Index lại là “tội đồ”. Có tới 14/30 mã cổ phiếu vốn hóa lớn suy giảm. BVH mất mát nhiều nhất khi giảm 1.300 đồng/CP xuống 49.700 đồng/CP. Các mã có tốc độ đi xuống sau BVH là HPG, GMD, VIC và REE.
HPG giảm 1.000 đồng/CP xuống 50.000 đồng/CP, REE giảm 600 đồng/CP xuống 32.000 đồng/CP, VIC giảm 1.000 đồng/CP xuống 76.000 đồng/CP, GMD giảm 900 đồng/CP xuống 35.900 đồng/CP.
8 blue-chip tăng giá CSM, DRC, HAG, IJC,MSN, PVT, VCB và VNM. Trong đó, VNM tiếp đà tăng mạnh của ngày hôm qua khi có thêm 4.000 đồng/CP lên mức 150.000 đồng/CP. HAG dù hạ nhiệt nhưng vẫn đi lên khi tăng 100 đồng/CP lên 27.100 đồng/CP.
AGR có phiên tăng trần thứ 7 liên tiếp. AGR tăng 400 đồng/CP lên 7.200 đồng/CP. Thanh khoản của AGR vô cùng thấp trong khi dư mua vẫn tương đối. Điều đó cho thấy, nhà đầu tư ngày càng không muốn bán ra cổ phiếu này.
Cổ phiếu chứng khoán không giữ được đà hưng phấn như AGR. Trong khi HCM tăng 1.200 đồng/CP lên 37.600 đồng/CP thì SSI đứng giá ở mức 27.400 đồng/CP. Trong phiên, có lúc SSI tăng tới 28.000 đồng/CP nhưng cũng có lúc suy giảm.
Sàn Hà Nội
Sàn Hà Nội cũng có diễn biến tương tự. Kết thúc phiên giao dịch 14/3, HNX-Index tăng 0,29 điểm, tương ứng 0,34% và đóng cửa ở mức 84,43 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đạt 120.890.273 cổ phiếu, tương ứng 1.180,29 tỷ đồng, tăng đáng kể so với hôm qua. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 1.982.839 cổ phiếu, tương ứng 20,28 tỷ đồng. Toàn sàn ghi nhận 118 mã tăng giá, 63 mã đứng giá và 126 mã giảm giá.
Blue-chip trên sàn Hà Nội giao dịch lạc quan hơn blue-chip trên sàn thành phố Hồ Chí Minh. Chốt phiên ngày 14/3, HNX30-Index tăng 0,89 điểm, tương ứng 0,52% và đóng cửa ở mức 170,03 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 64.355.300 cổ phiếu, tương ứng 767,16 tỷ đồng. Trong nhóm có 12 mã tăng giá, 1 mã đứng giá và 17 mã giảm giá.
Trong nhóm blue-chip, PVL nóng nhất khi có phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp. PVL tăng 400 đồng/CP lên 4.500 đồng/CP. Trên bảng giao dịch điện tử, bên dư bán PVL hoàn toàn trống trơn trong khi bên mua dư mua có nhiều lệnh mua ở mức giá trần.
Cổ phiếu họ chứng khoán hạ nhiệt nhưng cổ phiếu họ dầu khí vẫn giữ được đà tăng mạnh. Không chỉ PVL tăng trần, PSG và PFL cũng kết phiên trong sắc tím. PFL tăng 300 đồng/CP lên 3.700 đồng/CP, PSG tăng 200 đồng/CP lên 2.200 đồng/CP.
Cổ phiếu SHB đã nóng trở lại sau nhiều phiên hạ nhiệt. SHB tăng 400 đồng/CP lên 9.900 đồng/CP. Khối lượng giao dịch của SHB rất cao, đạt hơn 17 triệu đơn vị. Khối ngoại tiếp tục giao dịch sôi động SHB. Trong đó khối ngoại mua vào nhiều hơn bán ra.